+
Aa
-
like
comment

TS Nguyễn Đình Cung: “Thu hút FDI cần chuyển từ may sẵn sang may đo”

05/09/2020 07:34

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung cho rằng, để thu hút được nguồn FDI chất lượng, Chính phủ cần thay đổi cách tiếp cận, không theo lối may sẵn như trước đây, mà phải theo lối may đo với từng gói cụ thể, đối với từng dự án cụ thể, từng nhà đầu tư cụ thể.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Có một tín hiệu đáng mừng là sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua. Theo các chuyên gia, đây là dấu hiệu của làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam – điểm đến đầu tư hấp dẫn với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cùng với những biện pháp phòng chống Covid-19 tích cực và hiệu quả.

Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn những nhà đầu tư có chất lượng
Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn những nhà đầu tư có chất lượng

Về chính sách thu hút ưu đãi trong thời kỳ mới này, Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng muốn thu hút đầu tư FDI có chất lượng, Chính phủ phải định nghĩa rõ ràng khái niệm “đầu tư có chất lượng là đầu tư gì?”.

“Từ định nghĩa đó, chúng ta ra các tiêu chí sàng lọc, thể hiện qua chính sách. Mỗi chính sách dựa trên tiêu chí giữa các vùng miền với nhau, ngành nghề với nhau. Từ tiêu chí đó mình mới đi mời gọi người ta, nhắm đến những nhà đầu tư chất lượng, không thể có một chính sách mà sử dụng cho tất cả tỉnh thành phố được”, ông Cung nhấn mạnh.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, để làm được việc đó. Chính phủ cần thay đổi cách tiếp cận, không theo lối may sẵn như trước đây, mà phải theo lối may đo với từng gói cụ thể, đối với từng dự án cụ thể, từng nhà đầu tư cụ thể.

Đồng thời, từ thay đổi đó, nhà nước chỉ nên tập trung thu hút nhà đầu tư dự án quy mô lớn. Tiêu chí đầu tiên là loại những dự án nhỏ. Chỉ tìm nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm xã hội, đặc biệt, cương quyết từ chối dự án đầu tư từ thiên đường thuế.

“Hiện nay, tôi thấy chúng ta vẫn đang lựa chọn các nhà đầu tư thiên về lượng, luôn nói là nhà đầu tư này nhà đầu tư kia, nhưng dòng đó có đáp ứng được mục tiêu của ta hay không, có chất lượng hay không? thì đó mới là câu cần trả lời, chứ không phải thu hút bằng mọi giá, bằng ổ này ổ kia..”

Mình phải lo ổ cho cái mình đang cần, chứ ko phải lo ổ cho bất cứ ai. Theo tôi là cách tiếp cận rất cần phải thay đổi, và cách tiếp cận đó mới thực hiện được Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, còn nếu ko cuối cùng thì ta chỉ chạy theo số lượng” ông Cung cho hay.

Vị Chuyên gia kinh tế này nhận định,hành động của chúng ta phải hướng đến nhà đầu tư có chất lượng, nghĩa là mình phải ra những tiêu chí sàng lọc ngay từ đầu. Ví dụ, đối với nhóm đầu tư theo cơ chế thị trường, lựa chọn Việt Nam vì nhận thấy những mặt lợi ích, đối với nhóm này Chính phủ không cần làm gì nhiều về mặt ưa đãi, nhà đầu tư sẽ tự tìm đến.

Tuy nhiên, đối với nguồn đầu tư lớn, có nhiều lựa chọn đi kèm thì Chính phủ nên tìm cách tiếp cận để xử lí. Ưu đãi về thuế, về chính sách, đất đai để mời gọi họ vào, đặc biệt khi nguồn lực của chúng ta đang bị hạn chế, thì chúng ta phải ưu đãi vào những chỗ thực sự chúng ta cần.

Theo ông Cung, Việt Nam có 63 tỉnh thành trực thuộc trung ương, các địa phương khác nhau sẽ có những điều kiện và lợi thế khách nhau. Trong đó, có địa phương đủ điều kiện để tiếp cận đầu tư chất lượng cao. Ví dụ như TP. HN, hoàn toàn đủ các điều kiện.

Và chắc chắn, nhà đầu tư cũng chỉ lựa chọn vào những tỉnh phù hợp với tiêu chí, chứ ko phải vào tràn lan. Do vậy, những tình thành khác phải rút bài học 35 năm, chúng ta phải thu hút đầu tư nào mà dân mình được hưởng mới là điều quan trọng.

“Không nên thu hút đầu tư bằng mọi giá, nếu mình thu hút đầu tư mà ở đó tăng trưởng 10 – 20% nhưng dân địa phương vẫn thu nhập thấp thì không nhất thiết phải thu hút những anh đầu tư như thế”. ông Cung nhấn mạnh.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều