+
Aa
-
like
comment

Phủ nhận thành công của Việt Nam chỉ vì APT32

Đinh Lực - 25/04/2020 13:10

Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe dọa an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Che đậy kết quả và phủ nhận thành công của Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Ngày 24/04, Reuters – một hãng thông tấn của Anh đã dẫn lại thông tin từ công ty an toàn thông tin mạng FireEye của Mỹ cho biết: “Có 1 nhóm tin tặc có tên APT32 đã cố xâm nhập tài khoản email cá nhân cũng như công việc của các nhân viên tại Bộ xử lý tình huống khẩn cấp Trung Quốc cũng như chính quyền thành phố Vũ Hán, nơi diễn ra tâm dịch Corona để tìm kiếm thông tin”.

Trả lời câu hỏi phóng viên về việc tổ chức an ninh mạng FireEye cho rằng Việt Nam hỗ trợ nhóm tin tặc APT32 tấn công mạng nhằm vào nhiều cơ quan chính phủ và doanh nghiệp quốc tế, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng cho biết: “Đây là những thông tin không có cơ sở”.

Cáo buộc “Việt Nam hỗ trợ tin tặc tấn công mạng Trung Quốc để lấy thông tin về dịch Covid-19” là hoàn toàn không có cơ sở.

Phó Phát ngôn nêu rõ, Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe dọa an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang hoàn thiện các văn bản pháp quy để thực thi luật, ngăn chặn các hành vi tấn công mạng.

Việc Reuters đưa ra trong bối cảnh Mỹ và phương Tây lao đao vì dịch bệnh đang cho thấy có nhiều mục đích và âm mưu nhằm vào Việt Nam, Trung Quốc và xoa dịu truyền thông về tình hình dịch bệnh trong nước.

Bài viết này của Reuters đang có ý đồ tạo điều kiện cho các trang tin phản động khác phủ nhận đi những vai trò chủ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, trong công tác chống dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua.

Phải khẳng định rằng Việt Nam chống dịch thành công là nhờ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và sự đoàn kết của toàn bộ nhân dân Việt Nam. Công cuộc này không phải của một cá nhân nào. Chính vì thế, công tác chống dịch không phải đến từ việc quy chụp rằng: “Việt Nam sử dụng tin tặc để tìm kiếm thông tin về virus corona” và khẳng định virus này là kết quả của cơ quan tình báo các quốc gia.

Hơn nữa việc quy chụp sẽ cố tình biến Việt Nam từ hình ảnh tích cực, tốt đẹp trở thành hình ảnh không trong sáng. Thành công trong chống dịch Covid-19 là nhờ kết quả tiêu cực, “đi ăn cắp”, gian lận.

Phải khẳng định rằng Việt Nam tôn trọng quyền lợi hợp pháp của mọi quốc gia trên thế giới, lịch sử và hiện tại Việt Nam đều không bao giờ có hành vi vi phạm các nguyên tắc quốc tế. Thế nên nói Việt Nam xâm hại lợi ích quốc gia khác thông qua an ninh mạng là hoàn toàn không phù hợp.

Không loại bỏ khả năng “tung hỏa mù”, “ném đá giấu tay” từ Trung Quốc

Xuất hiện tin Hacker Việt Nam tấn công vào Viện nghiên cứu virus học Trung Quốc mà hãng thông tấn Reuters dẫn tin từ công ty bảo mật Fire Eye đưa ra ngụ ý: “APT32 is what Vietnam has”. Tại sao họ chỉ nêu tên Việt Nam vào thời điểm này, trong đúng lúc tình hình ở Biển Đông đang nóng?

Ai đã cố tình tạo nên những thông tin này liệu rằng có phải Mỹ “mượn cá chém thớt” hay Trung Quốc “ném đá giấu tay” để “tung hoả mù”, khi vấn đề biển Đông khi tình hình đang có những căng thẳng vào thời điểm dịch bệnh như thế này?

Việc vu cáo cho Việt Nam đã để nhóm hacker APT32 xâm nhập vào website của cơ quan nhà nước Trung Quốc để ăn cắp tài liệu không ngoại trừ khả năng Trung Quốc “mượn” nước ngoài để tạo dư luận cho công chúng Trung Quốc phẫn nộ hướng về Việt Nam.

Trong đó khi ở trong nước thì dư luận lại “thả ga” vui vẻ và dễ bị ru ngủ bởi thông tin này. Bằng cách này Trung Quốc có thể “chính danh” nói với nhân dân họ và thế giới là hoạt động xây dựng, đặt tên ở các đảo Trường Sa của Việt Nam là hợp pháp.

Nếu đây là sự thật thì Việt Nam đã và đang là nạn nhân của cuộc truyền thông chính trị, dễ tổn thương nhất và Trung Quốc dễ hành động trong vấn đề biển Đông, nơi đang có tranh chấp về Đường lưỡi bò và sự hợp pháp của Việt Nam tại đây.

Nếu trước đây khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa, gần khu vực lãnh hải của Việt Nam và theo các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ là ThreatConnect và ESET đã có những bản báo cáo độc lập về các cuộc tấn công có chủ đích từ Trung Quốc vào hệ thống máy tính của cơ quan Chính phủ Việt Nam.

Nạn nhân chính của các cuộc tấn công này phải kể đến là Bộ Tài Nguyên – Môi Trường Việt Nam. Việc hacker Trung Quốc lại nhằm vào bộ Tài Nguyên – Môi Trường để cố tình thu thập các thông tin, hồ sơ quan trọng về bản đồ, hành trình, lịch trình, báo cáo… của các cuộc thăm dò dầu khí, khai thác ngư sản và hoạt động tuần tra của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông.

Thay vì việc “ăn trộm và bị phát hiện”, thì không loại trừ Trung Quốc đang ẩn mình và mượn truyền thông nước ngoài để lợi dụng truyền thông nhằm vu hoạ cho Việt Nam. Một hình thức hoàn toàn khác với cách thức trước đây là tấn công trực tiếp của đội ngũ hacker nước này.

Chính vì thế, người đọc cần tỉnh táo trước việc nhóm hacker APT32 được sự hậu thuẫn của Chính phủ nhằm “xâm nhập tài khoản email cá nhân cũng như công việc của các nhân viên tại Bộ xử lý tình huống khẩn cấp Trung Quốc cũng như chính quyền thành phố Vũ Hán, nơi diễn ra tâm dịch Corona để tìm kiếm thông tin”.

Xin nhắc lại, Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hoà bình, quan điểm ngoại giao của Việt Nam khi tham gia vào các công ước quốc tế về mọi vấn đề hợp tác quốc tế đều thể hiện sự nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế.

Chính vì thế, Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào. Các hành vi tấn công, đe dọa an ninh mạng cần phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Việc quy chụp từ phía Reuters là thông tin hoàn toàn không có cơ sở, đúng như phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/04 của Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng.

Đinh Lực

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều