+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc vi phạm hoàn toàn và trắng trợn chủ quyền của Việt Nam

22/07/2019 11:02

Chuỗi hành động của Trung Quốc kể từ tháng 6 vừa qua hoàn toàn vi phạm tất cả các điều khoản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, và vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Trung Quốc vi phạm hoàn toàn và trắng trợn chủ quyền của Việt Nam - Ảnh 1.
Những động thái quân sự hóa lâu dài các đảo chiếm trái phép trên Biển Đông của Trung Quốc là mối đe dọa với an ninh khu vực – Ảnh: The Economist

Theo dõi việc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc ngang nhiên có mặt, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở bãi Tư Chính những ngày qua, có thể rút ra được hai điểm căn bản về mặt pháp lý.

Thứ nhất, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Thứ hai, các hành động của Trung Quốc cho tới thời điểm hiện tại nằm trong tổng thể chiến lược của họ nhằm biến những vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp.

Chuỗi hành động của Trung Quốc kể từ tháng 6 vừa qua hoàn toàn vi phạm tất cả các điều khoản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, và vi phạm trắng trợn quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, dựa trên các điểm sau:

– Chuỗi hành động của Trung Quốc nhằm mục tiêu ngăn chặn Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền chính đáng của mình: thăm dò tài nguyên bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đã được công nhận bởi UNCLOS.

– Tàu khảo sát Hải Dương số 8 tiến hành hoạt động phi pháp trong vùng EEZ và vùng thềm lục địa của Việt Nam: không tuân thủ quy tắc của luật pháp Việt Nam (không rời khỏi khu vực khi có yêu cầu), và không phải là tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học đơn thuần.

– Sự hiện diện với số lượng lớn của các tàu hải cảnh, các tàu dân quân biển để bảo vệ cho thấy quyết tâm leo thang căng thẳng, và vi phạm quyền đi lại không gây hại trong UNCLOS.

Nguy hiểm hơn, chuỗi hành động trên thể hiện mục tiêu biến khu vực không có tranh chấp (trong vùng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam) thành khu vực có tranh chấp.

Điều này thể hiện tham vọng của Trung Quốc hiện thực hóa đường 9 đoạn và làm phức tạp thêm quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

NGUYỄN THẾ PHƯƠNG (nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu quốc tế, ĐH KHXH&NV TP.HCM)

(Theo Tuổi Trẻ)

Bài mới
Đọc nhiều