+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc trước tình huống sụt giảm thấp nhất 30 năm qua

17/04/2020 19:49

Nền kinh tế Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng nhất trong vòng 30 năm qua do đại dịch Covid-19 đã mang đến những thách thức khó khăn nhất.

Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay, tăng trưởng GDP quý 1/2020 của nước này giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh chưa từng có và vượt mức dự báo 6,5%. Đây là quý tăng trưởng âm đầu tiên kể từ năm 1992 và vượt cả dự báo.

Theo CNBC, doanh số bán lẻ trong quý bán lẻ trong quý 1 giảm 19%, sản lượng công nghiệp giảm 8,4%.

Lý do là bởi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn về nguồn cung do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vào sức cầu tụt giảm.

Thời gian tới, nhiều dự báo cho thấy, triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục u ám bởi dịch Covid-19 lan rộng ra toàn cầu khiến nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng mà theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái năm 1933.

Sự suy giảm nghiêm trọng của kinh tế Mỹ và kinh tế châu Âu cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Trung Quốc. Kỳ vọng về khả năng hồi phục theo hình chữ V của Trung Quốc gần như đã tan vỡ.

Mối quan hệ căng thẳng giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và Trung Quốc với cuộc chiến thương mại vẫn là yếu tố được dự báo khiến nền kinh tế Trung Quốc còn gặp khó khăn.

Trung Quốc trước tình huống sụt giảm thấp nhất 30 năm qua
Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trên nhiều mặt trận.

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu và nước Anh có dấu hiệu không còn ấm áp như trước kia sau khi đại dịch bùng nổ. Trong một cảnh báo mới nhất, ngoại trưởng Anh cho rằng, Trung Quốc không thể trở lại “hoạt động kinh doanh bình thường” với Anh sau khủng hoảng Covid-19 và một điều mà cộng đồng quốc tế muốn giờ đây là câu trả lời từ Bắc Kinh về cách xử lý dịch bệnh.

Trong một thái mới nhất, thành phố tâm dịch của Trung Quốc Vũ Hán đã bất ngờ sửa số liệu về số ca tử vong do Covid-19 tăng thêm 50%, tương đương hơn 1.200 ca lên gần 3,9 ngàn trường hợp, với giải thích là do báo cáo sai lệch và nhiều ca bị tính sót.

Gần đây, Trung Quốc đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất và bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Tuy nhiên, khả năng hồi phục phụ thuộc lớn vào sức cầu trong nước và trên thế giới. Một khi các nền kinh tế lớn như châu Âu, Mỹ và Nhật còn chìm trong khó khăn thì khả năng hồi phục nhanh của Trung Quốc rất thấp.

Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc bắt đầu suy giảm từ năm 2019 khi mà ông Donald Trump đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với nước này. Lợi nhuận ngành của ngành công nghiệp Trung Quốc giảm tiếp tục sụt giảm, với mức đi xuống 5,2% trong tháng 9.

Tăng trưởng GDP quý 3/2019 của Trung Quốc cũng không thoát khỏi cảnh “yếu hơn dự báo”. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, ghi nhận tăng trưởng 6% so với cùng kỳ và đây là mức yếu nhất trong ít nhất 27 năm rưỡi.

Ngành công nghiệp Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng liên tục trong 70 năm qua với tổng giá trị từ một vài tỷ USD lên tới khoảng 4.000-4.500 tỷ USD như hiện tại, tương đương mức tăng trưởng trung bình hàng năm tính theo giá quy đổi lên tới 11%.

Khoảng 100 sản phẩm công nghiệp nhẹ của Trung Quốc như xe đạp, pin, đồ dùng gia dụng… đứng ở vị trí số 1 thế giới sau những thập kỷ phát triển thần kỳ. Tuy nhiên, những thành quả này đang bị đe dọa bởi sản xuất có dấu hiệu đình trệ, dòng vốn bị rút ra khỏi nhiều lĩnh vực. Một khi lợi nhuận giảm và sức cầu suy yếu mạnh như thời gian vừa qua, khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp là rất khó.

M. Hà/VNN

Bài mới
Đọc nhiều