+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc thừa nhận xả lũ đập Tam Hiệp, gây ngập lụt hạ lưu

Thành Nhân - 30/06/2020 14:56

Chính phủ Trung Quốc hôm 29-6 cuối cùng thừa nhận đập Tam Hiệp đã xả lũ lần đầu tiên trong năm nay.

Báo Taiwan News (Đài Loan) cho biết lời thừa nhận được Bắc Kinh đưa ra sau khi các đoạn video quay cảnh lũ lụt ở các thành phố bên dưới đập Tam Hiệp lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Một đoạn video xuất hiện hôm 27-6 cho thấy lũ lụt xảy ra nghiêm trọng tại TP Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc. Cư dân địa phương lúc đó nghi ngờ đập Tam Hiệp mở cửa xả lũ. Nghi Xương nằm ngay bên dưới đập Tam Hiệp.

Trung Quốc xả lũ đập Tam Hiệp lúc nào? - Ảnh 1.
Đập Tam Hiệp mở cửa xả lũ. Ảnh: Weibo

Chính phủ Trung Quốc ban đầu tuyên bố con đập chỉ “sản xuất điện” theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hôm 29-6, Bắc Kinh cuối cùng đã thừa nhận “đợt xả lũ” đầu tiên trong năm và một đợt lũ mới đang tràn về lưu vực đập Tam Hiệp – có diện tích khoảng 1 triệu km2.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin các con đập Tam Hiệp, Gezhouba, Xiluodu và Xiangjiaba đang “sản xuất điện” hết công suất. Thế nhưng, một số trang tin Hồng Kông nghi ngờ đập Tam Hiệp thực ra chỉ xả lũ khẩn cấp để ngăn đập bị phá hủy.

Do lượng mưa lớn ở trung và thượng lưu sông Dương Tử, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp không ngừng tăng. Tân Hoa Xã đưa tin ban quản lý đập đã mở hai cửa xả vào sáng 29-6, đánh dấu đợt xả lũ chính thức đầu tiên kể từ đầu năm nay.

Theo báo cáo, vào lúc 8 giờ sáng 29-6, 34 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã hoạt động gần hết công suất. Trước đó, vào lúc 14 giờ chiều 28-6, dòng chảy của hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/giây, gấp đôi ngày trước đó.

Trung Quốc xả lũ đập Tam Hiệp lúc nào? - Ảnh 2.
Hình ảnh của Tân Hoa Xã cho thấy đập Tam Hiệp mở hai cửa xả trong ngày 29-6. Ảnh: Tân Hoa Xã

Dự báo từ ngày 1 đến ngày 2-7, sẽ có mưa vừa đến mưa lớn gần các nhánh ở thượng lưu sông Dương Tử. Đến ngày 3-7, mưa lớn và mưa bão cục bộ có thể xảy ra ở thượng nguồn sông Gia Lăng và sông Hán. Báo cáo cũng cảnh báo rằng hồ chứa Tam Hiệp có thể hứng chịu đợt lụt mới từ đầu đến giữa tháng 7. Để chuẩn bị cho lượng nước sắp tới, nhà chức trách đã cho phép ngưỡng xả hàng ngày của hồ chứa Tam Hiệp được tăng lên 35.000 m3/giây.

Một cư dân ở TP Tương Dương, tỉnh Hồ Nam chỉ ra mùa lũ chính trên lưu vực sông Dương Tử thường diễn ra vào tháng 7 và 8, chứ không phải lúc này. Ông này lo ngại Vũ Hán, thành phố ở hạ lưu đập Dương Tử và là nơi bùng phát dịch Covid-19 sẽ bị ngập lụt.

Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc (CMA) sáng nay phát cảnh báo màu xanh về mưa lớn ở miền nam và tây nam Trung Quốc từ 8h ngày 30/6 đến 8h ngày 1/7. Đây là ngày thứ 29 liên tiếp Trung Quốc phát cảnh báo mưa lớn trên cả nước. Trung Quốc có hệ thống cảnh báo thời tiết 4 cấp xếp từ cao xuống thấp sẽ tương ứng các màu là màu đỏ, màu vàng cam, màu vàng và màu xanh dương.

Theo Xinhua, gần đây mưa lớn xuất hiện trên các nhánh sông ở thượng nguồn sông Trường Giang và dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp bắt đầu tăng vào chiều 27/6. Đến 14h ngày 28/6, dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/giây, gấp đôi lượng ngày hôm trước. Để đối phó với nguồn nước ồ ạt tràn về, giới chức ra lệnh ngưỡng xả hàng ngày của Hồ chứa Tam Hiệp được tăng lên 35.000 m3/giây.

Việc thừa nhận xả lũ ở đập Tam Hiệp diễn ra sau khi các video xuất hiện cuối tuần qua cho thấy các thành phố ở hạ lưu đập bị ngập lụt và người dân lo ngại họ đang phải hy sinh để cứu đập. Người dân nghi ngờ lũ lụt liên quan đến đợt xả lũ khẩn cấp từ các cửa đập Tam Hiệp.

Thành phố Vũ Hán ở hạ lưu đập, nơi khởi phát đại dịch Covid-19 hồi cuối năm ngoái, cũng đang chịu ngập lụt ở nhiều khu vực. Các video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy đường phố nhiều quận biến thành sông, khiến xe cộ bị ngập và người dân chật vật di chuyển trong dòng nước.

Hình ảnh khu vực đập Tam Hiệp (trái) và lũ lụt tại Trùng Khánh.

Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp của Trung Quốc cho biết trận lụt năm nay đã ảnh hưởng đến 26 tỉnh và 11,22 triệu người, trong đó 78 người đã chết và mất tích. Ước tính 8.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và 97.000 ngôi nhà bị hư hại ở 13 tỉnh, thiệt hại lên tới 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,6 tỷ USD).

Truyền thông Trung Quốc từng khẳng định các đập Tam Hiệp, Cát Châu Bá, Khê Lạc Độ và Hương Gia Bá đang nỗ lực hết sức để “tạo ra điện”. Tuy nhiên, một số tờ báo Hong Kong cáo buộc việc “phát điện” của Tam Hiệp thực chất là đợt xả lũ khẩn cấp để ngăn con đập khỏi nguy cơ bị vỡ.

Guo Xun, một nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, hôm 22/6 bác bỏ những tin đồn và suy đoán của truyền thông phương Tây rằng đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ. Theo Guo, đập Tam Hiệp có khả năng chứa dòng chảy lớn hơn nhiều so với hiện tại và hiện vẫn còn nguyên vẹn.

Thành Nhân/Taiwan News

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều