+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc: “Thiên nga đen” thời hậu Covid-19?

27/04/2020 15:35

Đại dịch Covid-19 đang tích tụ nhiều rủi ro và bất lợi từ môi trường địa chính trị của Trung Quốc hiện nay và trong thời gian tới.

Tờ South China Morning Post dẫn lời phát biểu của Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) Fu Chengyu tại hội thảo trực tuyến do Tạp chí kinh doanh Caijing tổ chức tại Bắc Kinh, khẳng định Bắc Kinh sẽ đối mặt với một thế giới hậu đại dịch ngày một thù địch hơn với Trung Quốc, xuất phát từ những rủi ro đang được tích tụ, tập hợp của các sự kiện “thiên nga đen” nhằm vào nước này.

Động thái này phản ánh sự lo ngại đang gia tăng của giới tinh hoa chính trị, kinh doanh ở Trung Quốc về tác động của môi trường địa chính trị đến triển vọng của nước này sau đại dịch Covid-19.

Với đại dịch Covid-19, môi trường bên ngoài để Trung Quốc có thể sống sót ngày càng trở nên khắc nghiệt.

Cựu chủ tịch CNOOC nhấn mạnh môi trường bên ngoài để Trung Quốc có thể sống sót ngày càng trở nên khắc nghiệt và Trung Quốc phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, từ đó mới bảo đảm có được kết quả tốt nhất có thể. Hiện đang có những nỗ lực chống Trung Quốc. Mỹ sẽ tận dụng dịch bệnh để thúc đẩy việc hình thành một môi trường quốc tế kém thuận lợi hơn đối với Trung Quốc, thậm chí chèn ép Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, công nghệ.

Khủng hoảng từ dịch bệnh khó có thể kết thúc trong một hoặc hai năm. Tác động của dịch bệnh sẽ kéo dài hơn nhiều so với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bức tranh thương mại thế giới và chuỗi giá trị toàn cầu sẽ chịu những ảnh hưởng nặng nề trong nhiều năm tới. Môi trương địa chính trị của Trung Quốc sẽ ngày càng trở nên xấu đi, trong đó Mỹ sẽ tìm nhiều cách để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Lĩnh vực năng lượng là mặt trận quan trọng, với việc Mỹ có thể hình thành liên minh xuất khẩu dầu mới với Saudi Arabia và Nga để có thể thực hiện việc cắt giảm nguồn cung dầu mỏ cho Trung Quốc.

Trung Quốc cần phải chuẩn bị cho kịch bản này, trong đó cần tăng cường nỗ lực xây dựng một nền kinh tế nội địa tự chủ, đặc biệt cần thực hiện giảm giá đầu vào với điện và khí đốt, thúc đẩy dịch vụ công bao gồm y tế và giáo dục.

Hà Linh/SCMP

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều