+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc ráo riết chuẩn bị vũ khí phương tiện chiến tranh cho tác chiến thời công nghệ cao…

26/11/2021 20:15

Theo The EurAsian Times ngày 24/11, theo các bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội gần đây, chiếc tàu sân bay sử dụng cho máy bay không người lái cỡ nhỏ của Trung Quốc đại lục mang tên “Bosha-1” đã được hạ thủy.  

Trung Quốc hạ thủy và đưa vào phục vụ tàu sân bay chuyên dùng cho máy bay không người lái ảnh 4
UAV tấn công kiểu “bầy ong” (Ảnh: Chinatimes).

Truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng từ thiết bị của con tàu, tên gọi và sự tham gia của Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ Vũ trụ (CASIC), vốn chủ yếu tham gia vào việc phát triển thiết bị hàng không vũ trụ, cho thấy mục đích thực sự của “Bosha-1” là hoạt động đảm nhận vai trò tạo ra kẻ thù giả tưởng trong các cuộc tập trận, mô phỏng bầy máy bay không người lái, máy bay chiến đấu có người lái và các mối đe dọa như tên lửa chống hạm của đối phương.

Theo các thông tin, gần đây các bức ảnh về lễ hạ thủy “Bosha-1” đã được lan truyền trên Internet, có thể thấy nó được thiết kế là một chiếc tàu hai thân và được Công ty Khoa học kỹ thuật điện tử Vũ trụ Trường Phong Nam Kinh (Nanjing Changfeng Aerospace Electronic Technology Co., Ltd.) và Công ty Trang bị biển Đại Dương Giang Tô (Jiangsu Dayang Marine Equipment Co., Ltd.) chế tạo. Nó được cho là dài 80 mét và rộng 35 mét. Theo mô hình trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2021, không gian boong tàu cho phép đậu đồng thời 5 chiếc UAV cất và hạ cánh thẳng đứng.

Các trang web tin tức The Drive và The Eurasia Times chỉ ra rằng “Bosha-1” đã lắp đặt một cấu trúc tháp cao và nhiều chóp anten, có thể là một hệ thống liên lạc băng thông cao được sử dụng để điều khiển nhiều máy bay không người lái cùng một lúc. Ngoài ra, “Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ” đã tham gia chế tạo tàu “Bosha-1” và mô hình có tên gọi là “Hệ thống quân Xanh điện tử tổng hợp đa chức năng trên biển” của nó được trưng bày tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, cho thấy rằng nó chủ yếu được sử dụng làm kẻ thù giả tưởng trong các cuộc tập trận.

Trung Quốc hạ thủy và đưa vào phục vụ tàu sân bay chuyên dùng cho máy bay không người lái ảnh 2
Quang cảnh lễ hạ thủy tàu “Bosha-1” (Ảnh: Chinatimes).

Theo phân tích của The Drive, điều này không chỉ cho phép Trung Quốc đại lục thực hành luyện tập cách đối phó với các cuộc tấn công của bầy máy bay không người lái trên biển, mà “Bosha-1” còn được trang bị bộ phát truyền tín hiệu tần số vô tuyến, cho thấy chúng có thể được sử dụng để mô phỏng các mối đe dọa của máy bay chiến đấu có người lái, tên lửa chống hạm, gây nhiễu điện tử và các mối đe dọa khác với mức chi phí thấp. Điều này cho thấy Trung Quốc đại lục đang nỗ lực xây dựng hệ thống chống tiếp cận/từ chối khu vực (A2/AD) với các khả năng trên, cũng rất coi trọng cách đối phó với các mối đe dọa cùng loại.

Trong thời kỳ khủng hoảng, các tàu sân bay UAV nhỏ và các hạm đội tác chiến trên mặt nước lớn phối hợp tác chiến, sẽ cực kỳ hữu ích để gây rối vào các hoạt động trên biển và trên không của đối phương. Những con tàu như vậy có thể sử dụng các bầy máy bay không người lái để đối phó với các mục tiêu trên bờ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống phòng không của đối phương, từ đó làm cho khả năng tác chiến truyền thống trở nên hiệu quả hơn.

Trung Quốc hạ thủy và đưa vào phục vụ tàu sân bay chuyên dùng cho máy bay không người lái ảnh 3
Các máy bay không người lái được phóng từ tàu mẹ (Ảnh: Thedrive).

Bầy máy bay không người lái có khả năng gây nhầm lẫn và áp đảo lực lượng đối phương, khiến đối thủ khó ưu tiên các mối đe dọa và sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình. Ngoài ra, “bầy ong” máy bay không người lái được nối mạng có tính linh hoạt cao, bởi vì một máy bay không người lái đơn lẻ không cần phải thực hiện tất cả các bộ nhiệm vụ của một cụm lớn hơn, vì vậy mỗi máy bay không người lái trong cụm chỉ có thể được cấu hình để mang thiết bị cần thiết cho một nhiệm vụ.

Tất nhiên, việc phóng các máy bay không người lái kiểu bầy ong không bắt buộc phải có tàu sân bay chuyên dụng. Trung Quốc đã trình diễn một hệ thống phóng UAV công suất lớn, có thể được lắp đặt trên hầu hết mọi tàu chở hàng hoặc tàu quân sự. Quân đội Mỹ cũng đang tìm kiếm khả năng tương tự đối với tàu nổi và tàu ngầm có người lái, cũng như tàu nổi và tàu ngầm không người lái.

Quan trọng nhất, tàu sân bay cỡ nhỏ hai thân này không còn chỉ là một mô hình mà đã là một tàu mẹ thực sự, giúp quân đội Trung Quốc huấn luyện máy bay không người lái chống lại bầy đàn. Điều này sẽ củng cố khả năng của Hải quân Trung Quốc để đối phó với mối đe dọa này.

Tuy nhiên, người ta không loại trừ khả năng “Bosha-1” cũng được sử dụng như một tàu mẹ của các máy bay không người lái tấn công, là nơi phóng đi và thu hồi các máy bay không người lái cỡ nhỏ (drone) để thực hiện các cuộc tấn công kiểu “bầy ong” vào kẻ thù.

Thủy Tiên 

Bài mới
Đọc nhiều