+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc quan tâm đến dàn máy bay Việt Nam mới nhận về

30/11/2021 11:56

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, mới đây Nga đã chuyển giao lô 6 máy bay huấn luyện tiên tiến Yak-130 đầu tiên cho Việt Nam.

Lịch sử phát triển Yak-130 mà Việt Nam vừa nhận

Trang Sina của Trung Quốc đăng tin nổi bật: Không quân Việt Nam mở đường chuẩn bị tiếp nhận chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 bằng việc mua máy bay huấn luyện tiên tiến do Nga sản xuất.

Theo thỏa thuận được hai nước ký kết vào cuối năm 2019, Việt Nam đặt mua 12 máy bay Yak-130 từ Nga, với tổng giá trị hợp đồng đạt 350 triệu USD, bình quân mỗi chiếc hơn 29 triệu USD. Vậy tại sao Việt Nam lại trang bị máy bay huấn luyện tiên tiến Yak-130?

So với các loại máy bay huấn luyện phi công quân sự cùng loại, được phát triển ở các nước khác hiện nay, Yak-130 có thể được coi là người tiền nhiệm “đáng kính”; thậm chí có thể nói là máy bay huấn luyện tiên tiến thế hệ thứ tư trên thế giới.

Vào cuối những năm 1980, với việc đưa vào biên chế các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện đại như Su-27 và MiG-29, tuy nhiên Lực lượng Phòng không và Không quân Liên Xô vẫn sử dụng máy bay huấn luyện L-39 Albatross do Tiệp Khắc sản xuất.

Từ góc độ kỹ thuật, L-39 không thể đáp ứng yêu cầu đào tạo thế hệ phi công máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Chính vì lý do này, Liên Xô đã quyết định phát triển một thế hệ máy bay huấn luyện tiên tiến mới, vượt trội hoàn toàn L-39 Albatross và có thể kết nối trực tiếp với việc huấn luyện phi công máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư.

Năm 1990, dự án chế tạo máy bay huấn luyện tiên tiến thế hệ mới của Liên Xô chính thức được khởi động, dự kiến ​​sẽ mua hơn 1.200 chiếc. Dự kiến ​​ban đầu dự án sẽ được giao cho Phòng thiết kế MiG.

Nhưng đến tháng 1/1991, quy mô đấu thầu được mở rộng, Phòng thiết kế Yakovlev, Phòng thiết kế MiG, Phòng thiết kế Miasishev và Phòng thiết kế Sukhoi cùng tham gia trong đấu thầu; và các kế hoạch thiết kế được đệ trình tương ứng.

Vào tháng 12/1991, sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga được thừa hưởng phần lớn di sản quân sự của Liên Xô, và dự án máy bay huấn luyện tiên tiến là một trong số ít các chương trình R&D được quân đội Nga hỗ trợ.

Do thiếu nguồn lực tài chính quốc gia, Không quân Nga đã ban hành lại kế hoạch đấu thầu cho dự án máy bay huấn luyện tiên tiến vào năm 1993, điều này đã hạ thấp các yêu cầu về chỉ số hoạt động và cũng giảm số lượng mua.

Máy bay huấn luyện Yak-130 do Nga chế tạo.

Tại thời điểm này, Phòng thiết kế Yakovlev và Phòng thiết kế MiG bước vào vòng đấu thầu thứ hai, và các thiết kế của Phòng thiết kế Miasishev và Phòng thiết kế Sukhoi đã bị loại bỏ.

Năm 1994, cũng do không đủ kinh phí nghiên cứu, Bộ Quốc phòng Nga buộc phải thỏa thuận để Cục thiết kế Yakovlev và Cục thiết kế MiG có thể cùng phát triển máy bay huấn luyện tiên tiến mới với các nước phương Tây.

Đối tác mà Phòng thiết kế Yakovlev tìm được là công ty Alenia Macchi, một nhà sản xuất xe lửa nổi tiếng của Italy.

Trong quá trình hợp tác nghiên cứu và phát triển, Alenia Macchi đã kết hợp một số lượng lớn các khái niệm thiết kế tiên tiến của phương Tây vào thiết kế ban đầu; đồng thời mở rộng tính năng đa dụng để khiến nó có khả năng chiến đấu đáng kể.

Do đó, hiệu suất thiết kế và cách bố trí khí động học của máy bay huấn luyện tiên tiến mới này, được giới chuyên môn đánh giá rất cao.

Năm 1999, sau khi Phòng thiết kế Yakovlev và Công ty Alenia Maki hoàn thành kế hoạch thiết kế cơ bản mẫu máy bay huấn luyện tiên tiến mới, họ quyết định chia tay trong hòa bình và mỗi bên tự phát triển các mẫu của riêng mình. Phía Italy là loại máy bay huấn luyện M346 nổi tiếng, còn phía Nga là máy bay Yak-130 hiện nay.

Đề án thiết kế Yak-130 được cải tiến toàn diện đã không ngạc nhiên khi đánh bại MiG-AT của Cục thiết kế MiG vào năm 2002 và thắng thầu thế hệ máy bay huấn luyện tiên tiến mới của Không quân Nga.

Năm 2004, nguyên mẫu sản xuất hàng loạt của Yak-130 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên. Tuy nhiên, do nguồn vốn mua sắm bị trì hoãn, nên phải mãi tới năm 2010, Không quân Nga mới chính thức nhận được lô 4 chiếc Yak-130 đầu tiên.

Hơn nữa, nhu cầu mua sắm Yak-130 của Không quân Nga chưa đến 300 chiếc, và Tổng công ty Xuất nhập khẩu vũ khí Rosoboronexport Nga đã không tiếc công sức quảng bá loại máy bay này đến thị trường thương mại quân sự quốc tế, để có được nhiều đơn đặt hàng hơn.

Hiện đã có 5 quốc gia gồm Belarus, Algeria, Bangladesh, Lào và Myanmar đã mua và trang bị máy bay huấn luyện Yak-130. Việt Nam là quốc gia sử dụng loại máy bay này thứ 6. Hiện tổng số đơn đặt hàng xuất khẩu đạt 68 chiếc; còn số lượng Yak-130 đang được sử dụng trong Không quân Nga đã vượt quá 110 chiếc.

Tiêm kích MiG-29K thực hành tiếp dầu trên không cho Yak-130

Nhu cầu thực tế của Không quân Việt Nam

Đối với Không quân Việt Nam, lý do trực tiếp nhất để mua máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga, là để thay thế chiếc L-39 Albatross cũ do Tiệp Khắc sản xuất. Máy bay huấn luyện L-39 Albatross được Không quân Việt Nam đưa vào trang bị từ những năm 1980 và đã có gần 40 năm phục vụ.

Hơn nữa, khả năng hoạt động của L-39 Albatross cũng khó đáp ứng được yêu cầu huấn luyện của các máy bay chiến đấu thế hệ 4 hiện tại và tương lai của Không quân Việt Nam, vì thế 12 chiếc Yak-130 sẽ được dùng để huấn luyện cho các phi công quân sự trước khi chuyển loại lên các tiêm kích nòng cốt bao gồm 11 chiếc Su-27P/SK/UBK và 35 Su-30MK2.

Máy bay huấn luyện Yak-130 ban đầu được thiết kế để đáp ứng yêu cầu huấn luyện của các máy bay thứ tư do Nga sản xuất.

Ngoài ra, Yak-130 cũng có thể đáp ứng yêu cầu huấn luyện của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do Nga sản xuất, như Su-57 Felon và S-75 Checkmate mới được công bố và các máy bay chiến đấu tàng hình khác.

Do đó, thế giới bên ngoài tin rằng, Không quân Việt Nam có thể đang chuẩn bị cho việc mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Nga sản xuất trong tương lai.

Tuy nhiên xét từ nguồn kinh phí mua sắm của Việt Nam hiện nay, truyền thông Trung Quốc cho rằng không đủ khả năng mua chiến đấu cơ Su-57E (phiên bản xuất khẩu của Su-57) từ Nga với giá cao ngất ngưởng.

Theo hợp đồng mua sắm được ký kết giữa Nga và Algeria, tổng giá trị của 12 chiếc Su-57E lên tới 2 tỷ USD, bình quân 140 triệu USD/chiếc, đây là mức giá “trên trời” đối với một quốc gia có ngân sách quốc phòng tương đối hạn chế như Việt Nam.

Tiêm kích Su-30MK2 đắt nhất hiện nay của Không quân Việt Nam có đơn giá chỉ 50 triệu USD. Trong khi Su-75 Checkmate mới nhất, như Sukhoi đã tuyên bố, chỉ từ 25 đến 30 triệu USD/chiếc; và nếu giá thực tế không vượt quá 80 triệu USD/chiếc, thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ mua từ một đến hai phi đội (12-24 chiếc) máy bay Su-75.

Bộ đôi tiêm kích Su-75 Checkmate (trái) và Su-57 do Nga chế tạo.

Không quân Việt Nam dùng Yak-130 vào nhiệm vụ gì?

Ngoài việc sử dụng để huấn luyện phi công, máy bay huấn luyện Yak-130 ngay từ đầu đã có khả năng không chiến, tấn công trên bộ và trên biển, có thể bổ sung cho lực lượng hỗ trợ hỏa lực gần của Không quân Việt Nam.

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam đã thu giữ một số lượng lớn máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang do Mỹ sản xuất, đồng thời đưa một số lượng đáng kể trong số đó vào biên chế chiến đấu.

Trong số máy bay chiến lợi phẩm, có tiêm kích hạng nhẹ F-5 và máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 do Mỹ sản xuất, đã trở thành những mẫu máy bay chiến đấu chủ lực, được Không quân Việt Nam sử dụng để hỗ trợ hỏa lực gần lúc bấy giờ.

Tuy nhiên do nguồn phụ tùng cạn kiệt, không thể bổ sung nên các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất này dần dần được loại khỏi biên chế hoạt động, hiện nay Không quân Việt Nam chỉ có thể dựa vào một số lượng máy bay tiêm kích bom Su-22 hạn chế, để thực hiện các nhiệm vụ trên.

Giờ đây, với việc đưa máy bay huấn luyện Yak-130 vào biên chế, hiệu suất chiến đấu của nó hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò máy bay tấn công hỗ trợ đường không tầm gần.

Máy bay có tới 9 điểm treo bên ngoài, bao gồm 2 điểm trên đầu cánh, 6 điểm dưới cánh và 1 điểm dưới bụng. Các giá treo ở đầu cánh có thể lắp các thùng tác chiến điện tử hoặc tên lửa không đối không chiến đấu tầm gần.

Các giá treo dưới cánh có thể lắp các thùng nhiên liệu phụ, tên lửa không đối không, rocket, bom dẫn đường và các loại vũ khí, thiết bị khác. Ngoài ra còn có thể gắn một khẩu pháo hàng không nòng đơn 30mm hoặc nòng kép 23mm.

Máy bay huấn luyện Yak-130 có thể mang tới 3 vũ khí các loại, tuy không thể so sánh với các máy bay cường kích chuyên nghiệp như Su-25 và A-10, nhưng nó cũng khá ấn tượng.

Ngoài ra, máy bay huấn luyện Yak-130 cũng được thiết kế thích ứng cho sân bay dã chiến có điều kiện không tốt, khi cửa hút gió chính có thể đóng lại trong quá trình cất cánh và hạ cánh; lúc này khí nạp được cung cấp bởi cửa hút gió phụ phía trên, để tránh bụi, cát và đất đá bị hút vào động cơ.

Hiện cấu tạo các máy bay huấn luyện tiên tiến khác trên thế giới, hoàn toàn không áp dụng thiết kế độc đáo này. Nhờ cửa hút khí phụ này, cho phép Yak-130 thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như một máy bay cường kích hạng nhẹ, xuất kích từ các sân bay dã chiến trong điều kiện chiến tranh thực sự.

Khai Tâm

Bài mới
Đọc nhiều