+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc “lao đao”

Tuệ Ngô - 20/01/2022 10:17

Theo Nikkei Asia Review, chuỗi cung ứng công nghệ của Trung Quốc đang bước vào năm mới, đối mặt với thách thức kép là nhu cầu sụt giảm và hỗn loạn nhân sự do Trung Quốc đột ngột thay đổi các biện pháp kiểm soát COVID.

Việc Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ chính sách không có COVID đã khiến nhiều nhà sản xuất công nghệ của nước này phải vật lộn để đối phó với sự gia tăng đột ngột của các ca nhiễm bệnh

Trung Quốc đang đối mặt với triển vọng phát triển kinh tế vô cùng ảm đạm, đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng. Cụ thể, Apple đã thông báo cho một số nhà cung cấp sản xuất ít linh kiện hơn cho AirPods, Apple Watch và MacBook trong quý đầu tiên, với lý do nhu cầu suy yếu, theo kiểm tra chuỗi cung ứng của Nikkei Asia với một số nhà cung cấp linh kiện.

“Apple đã thông báo cho chúng tôi về việc giảm đơn đặt hàng đối với hầu hết các dòng sản phẩm kể từ quý kết thúc vào tháng 12, một phần do nhu cầu không mạnh”, một quản lý tại một nhà cung cấp của Apple nói với Nikkei Asia.

Được biết, sự thay đổi chính sách đó diễn ra vào đầu tháng 12 khi Trung Quốc bắt đầu dỡ bỏ chế độ COVID nghiêm ngặt nhất thế giới, bao gồm xét nghiệm hàng loạt và cách ly, để khởi động nền kinh tế đang sa sút.

Trung Quốc đang dần nới lỏng biện pháp phòng dịch, chuẩn bị cho lộ trình mở cửa

Quyết định đảo ngược đột ngột chính sách zero Covid khiến số ca nhiễm ở các nhóm công nhân ở Trung Quốc tăng vọt, với một số nhà máy ghi nhận có đến 90% công nhân nhiễm bệnh. Tình trạng công nhân nghỉ ốm hàng loạt do Covid-19 đã đặt các chủ nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thách thức mới trước thềm Tết Nguyên đán, đó là thiếu số lao động cần thiết để sản xuất và giao các đơn hàng đúng hạn.

“Mọi người gần như ốm bệnh cùng một lúc”, Hong Binbin, Giám đốc Công ty sản xuất đồ chơi Shenzhen Jiaoyang Industrial, có trụ sở ở Thâm Quyến, cho biết.

Hong Binbin, người đã nhiễm Covid-19 vào cuối tháng 12, cho biết ông cảm thấy bất lực và thất vọng vì đã thiếu cảnh báo và hướng dẫn sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch. Giờ đây, ông lo ngại khách hàng có thể trì hoãn đặt các đơn hàng mới do lo ngại làn sóng tái nhiễm Covid-19 ở thành phố Thâm Quyến.

Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) trong chuỗi cung ứng của hãng này sang Việt Nam hồi tháng 6/2022

Các nhà sản xuất công nghệ ban đầu hoan nghênh sự thay đổi của Trung Quốc về các biện pháp kiểm soát dịch COVID. Nhưng bây giờ họ phải đối mặt với thách thức trong việc chấp nhận một điều bình thường mới là sự gia tăng các ca nhiễm khiến lực lượng lao động bị thiếu hụt đột ngột.

“Tình hình rất hỗn loạn”, giám đốc điều hành của một nhà sản xuất linh kiện điện tử cung cấp cho Samsung, Apple và một số nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc nói với Nikkei Asia.

“Làn sóng COVID mới lan truyền cực nhanh và hầu hết các công ty nhận thấy việc cách ly nhân viên của họ là vô nghĩa,” ông nhấn mạnh.

Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc công bố hôm 31-12 cho thấy hoạt động của ngành sản xuất và dịch vụ trong tháng 12 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2-2020, khi Covid-19 lần đầu tiên lây lan trên toàn quốc. Các nhà kinh tế nhận định những khó khăn này có thể lan rộng khắp các chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Stephen Roach, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Yale (Mỹ) và là cựu Chủ tịch phụ trách thị trường châu Á của Ngân hàng Morgan Stanley, nói: “Thế giới được kết nối thông qua các chuỗi cung ứng lấy Trung Quốc làm trung tâm. Bất kỳ ‘đường gấp khúc’ nào trong các chuỗi đó đều có thể gây cản trở hoạt động sản xuất toàn cầu và nền kinh tế thế giới”.

Bộ trưởng Tài chính Úc Jim Chalmers hôm 2/1 đã cảnh báo làn sóng lây nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc áp đặt rủi ro lớn cho nền kinh tế Úc trong năm nay.

Ông nói: “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với Trung Quốc và chuỗi cung ứng là một trong những rủi ro chính đối với nền kinh tế của chúng ta vào năm 2023. Rất nhiều hàng hóa của chúng ta phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc và lực lượng lao động ở đây”.

Tuệ Ngô

Bài mới
Đọc nhiều