Trung Quốc không chỉ có mối đe dọa từ “quả bom nước” đập Tam Hiệp
Dịch Covid-19 khiến nền kinh tế Trung Quốc tổn hại nặng nề đang có nguy cơ bùng phát trở lại. Chiến tranh thương mại Trung- Mỹ thì đang hồi gay gấn trong khi đó chiến tranh biên giới Trung- Ấn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh còn phải đau đầu giải quyết thiên tai lũ lụt trong nước, đặc biệt nguy cơ 600 triệu dân sẽ bị cuốn trôi nếu đập Tam Hiệp vỡ.
Thiên tai lũ lụt nghiêm trọng và mối nguy hại từ quả “bom nước”đập Tam Hiệp
Theo truyền thông Trung Quốc và quốc tế, thời tiết ở Trung Quốc đại lục đã bất thường trong nhiều ngày qua. Bộ tổng chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia của Quốc Vụ viện Trung Quốc cho biết, tính đến ngày 15/6, đợt mưa lũ này đã khiến tổng cộng 8 triệu 521 ngàn người ở 24 tỉnh, thành. Khu tự trị bị ảnh hưởng, gần nửa triệu người đã phải sơ tán và sơ tán, hơn 7.300 ngôi nhà bị sập. Thiệt hại kinh tế trực tiếp là 20,67 tỷ nhân dân tệ.
Trong khi đó, trận lũ đang càn quét miền nam Trung Quốc được đánh giá là dữ dội nhất trong 80 năm qua, buộc nhiều tỉnh thành phải kích hoạt báo động đỏ. Đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang đang chịu sức ép rất lớn. Sự an toàn của con đập lớn nhất thế giới này lại trở thành đề tài nóng được bàn tới. Thế giới bên ngoài lo lắng 600 triệu người dọc theo sông Dương Tử có thể phải đối mặt với nguy cơ vỡ đập. Sự việc này trở nên nghiêm trọng hơn khi gần đây đã có tin đập Tam Hiệp bị biến dạng. Trên thực tế, ngay từ tháng 7 năm ngoái, một bức ảnh vệ tinh đã được lưu hành trên mạng Internet Trung Quốc, cho thấy thân đập của đập Tam Hiệp bị biến dạng rõ rệt với mức đáng kể, khi so sánh với bức ảnh chụp trước đó.
Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ thì toàn bộ vùng hạ lưu sông Dương Tử sẽ bị cuốn theo. Mười tỉnh thành gồm Quý Châu, Trùng Khánh, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải và Quảng Tây- những khu vực trọng yếu của nền kinh tế Trung Quốc sẽ thành biển nước. Hàng trăm triệu dân có nguy cơ bị cuốn ” theo chiều nước”, và cũng hàng trăm triệu người dân phải chạy loạn vì nước lũ. Nếu điều đó xảu ra thì thiệt hại quá khủng khiếp và khó mà tưởng tượng được.
Chiến tranh Trung Ấn có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ vừa xảy ra đụng độ đẫm máu ở thung lũng Galwan, khu vực đông Ladakh trên Đường kiểm soát thực tế (LAC), ngày 15/6. Vụ đụng độ khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và ít nhất 76 người khác bị thương. Đây được coi là vụ đụng độ tồi tệ nhất giữa hai bên trong 4 thập kỷ, gây lo ngại về nguy cơ bùng phát xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai cường quốc hạt nhân châu Á.
Giới chức hai nước đang nỗ lực giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán và đối thoại, tránh leo thang thành xung đột quân sự, song vẫn đổ lỗi cho nhau, cảnh báo lẫn nhau trong các tuyên bố công khai và triển khai thêm nhiều lực lượng tới gần biên giới. Quân đội Ấn Độ gần đây cũng đã thay đổi quy tắc giao chiến, cho phép binh sĩ sử dụng súng đạn ở biên giới, thay vì nghiêm cấm nổ súng như trước đây.
Mới đây nhất, hàng hóa từ Trung Quốc ‘chết cứng’ tại biên giới – đây được xem là động thái cho Bắc Kinh ‘nếm mùi’ của Ấn Độ. Theo nhiều nguồn tin, cơ quan hải quan tại cảng Chennai, một trong những cảng lớn nhất của Ấn Độ, đã quyết định chưa thông quan cho các lo hàng xuất xứ từ Trung Quốc.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 24/6 đưa tin, việc ách tắc các lô hàng Trung Quốc tại cảng Chennai – đầu mối vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau bao gồm xe hơi, linh kiện, phân bón và các sản phẩm dầu mỏ – có thể khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Mặc dù chưa có mệnh lệnh chính thức từ chính phủ Ấn Độ, nhưng cơ quan hải quan Chennai đã thông báo với các nhà nhập khẩu rằng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ được rời khỏi cảng sau khi đã được kiểm tra bổ sung. Các lô hàng nhập khẩu thông thường chỉ bị kiểm tra ngẫu nhiên và không bắt buộc soi chiếu.
Đầu tháng này, Ấn Độ đã thay đổi các quy định mua hàng của các cơ quan chính phủ, theo đó các nhà cung cấp bắt buộc phải đề cập đến xuất xứ hàng hóa nhằm thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa nội địa và tránh xa các nhà cung cấp Trung Quốc.
Kinh tế khủng hoảng trầm trọng vì dịch Covid 19
Một báo cáo mới được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra, Trung Quốc có thể bị tổn thất từ 1,1 nghìn tỷ tới 1,6 nghìn tỷ USD vì dịch Covid-19. Ngày 22/5 vừa qua, lần đầu tiên trong phiên khai mạc kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường không đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ông mô tả rằng, “đất nước chúng ta đang phải đối đầu với những thách thức chưa từng có đối với sự phát triển và những thách thức này sẽ còn kéo dài”. Trong khi đó, theo thống kê chính thức được Trung Quốc công bố vào 17/4 vừa qua, tăng trưởng kinh tế quý 1 năm 2020 là -6,8%. Đây là lần đầu tiên kinh tế Trung Quốc giảm sút như vậy kể từ năm 1992. Tỷ lệ tăng trưởng thậm chí còn bị sụt giảm mạnh hơn so với dự báo là -6,5%. Trong quý 4-2019, tăng trưởng của Trung Quốc là 6%.
Để hỗ trợ nền kinh tế, Trung Quốc sẽ cho thâm thủng ngân sách năm nay tăng lên thành 3,6% GDP (so với mức 2,8% năm ngoái), tức tăng thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ (NDT). Chính phủ cũng sẽ phát thành trái phiếu “Coronabonds”, huy động 1.000 tỷ NDT để khắc phục hậu quả kinh tế.
Hứng chịu trái đắng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và cơn thịnh nộ của TT Donal Trump
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 còn nằm trên giấy và có thể bị phá sản bất cứ lúc nào nếu Trung Quốc không thực thi các cam kết mua hàng nông sản của Mỹ. Vì thế, việc khởi động đàm phán giai đoạn 2 vẫn bỏ ngỏ.
Trên bình diện khác, có nhân tố đổ thêm dầu vào lửa khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc không minh bạch và che giấu dịch bệnh, tạo cơ hội cho Covid-19 lan rộng toàn cầu. Nước Mỹ hiện có hơn 1,6 triệu ca nhiễm và gần 100.000 ca tử vong – con số lớn gấp nhiều lần so với Trung Quốc đại lục – nơi xuất phát của Covid-19.
Vì thế, ông Trump không chỉ liên tiếp cáo buộc, phê phán Trung Quốc mà còn cùng các đồng minh nhìn nhận lại tác động của Covid-19 trong việc làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, nhất là các sản phẩm chủ lực liên quan đến an ninh và sức khỏe của người dân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dây chuyền sản xuất. Mỹ cùng các đồng minh đề ra các chính sách nhằm bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp di dời khỏi Trung Quốc để trở về nước hoặc sang nước khác.
Trong động thái mới nhất, Mỹ “đòi” Trung Quốc xoá nợ để bồi thường cho thiệt hại do Covid-19. Các quan chức Nhà Trắng đã xem xét ý tưởng đòi hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần khoản nợ trị giá 1,1 nghìn tỷ USD mà Mỹ đã vay của Trung Quốc.
Nợ xấu khổng lồ từ tham vọng Một vành đai – Một con đường
Sáng kiến Một vành đai – một con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng với hơn 1.000 tỷ USD rải dài hơn 130 nước. Song, nhiều dự án bị chậm tiến độ, thua lỗ đã tạo ra khối nợ xấu khổng lồ. Nhiều nước tham gia BRI đã vay tiền của Trung Quốc để đầu tư cho những dự án mới. Thế nhưng, theo nhận định của nhà phân tích Kaho Yu, chuyên gia về châu Á của Công ty tư vấn chiến lược và rủi ro Verisk Maplecroft, “Covid-19 làm xáo trộn mọi nền kinh tế và sẽ khiến các kế hoạch trả nợ trở nên phức tạp”.
Ngoài việc các dự án bị chậm tiến độ vì Covid-19, khả năng thanh toán các khoản nợ bằng USD cho các chủ nợ Trung Quốc của các nước này cũng bị tác động “vì đồng tiền quốc gia sẽ bị mất giá do thất thu từ xuất khẩu, nhưng lại phải tăng chi nội địa để tái thiết kinh tế”. Trong đó, đáng chú ý là đối với Pakistan và Sri Lanka, có lẽ Trung Quốc mất hy vọng thu về một số khoản nào đó trong năm 2020. Một nguồn nợ xấu khác đến từ các thỏa thuận cấp tín dụng đổi dầu lửa, được Trung Quốc áp dụng và luôn bị Ngân hàng Thế giới chỉ trích là thiếu minh bạch về số tiền vay. Đối với những nước ký thỏa thuận kiểu này với Bắc Kinh, trong đó có nhiều nước châu Phi (Angola, Nigeria), tình hình sẽ còn khó khăn hơn.
Thu An (TH)