+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc gây phẫn nộ thêm một quốc gia nữa vì ‘hứa lèo’

Bách Hợp - 30/12/2021 23:24

Doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc COSCO Shipping hiện sở hữu cổ phần điều hành cảng Piraeus và Bắc Kinh đã hứa sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương khi tiếp quản cảng này. Tuy nhiên, ông Giorgos Gogos – lãnh đạo công đoàn tại bến tàu cho biết phía Trung Quốc không tạo ra nhiều việc làm được đánh giá cao.

Trung Quốc gây phẫn nộ vì hứa lèo: Chuông báo đã điểm, 5 phía hợp lực hất cẳng Bắc Kinh? - Ảnh 3.
Hy Lạp sẽ sẵn sàng đẩy Trung Quốc ra khỏi cảng Piraeus? (Ảnh minh họa)

“Họ đã bán nơi này cho Trung Quốc và Nga” – Đây là cảm nhận của những cư dân địa phương sinh sống quanh cảng Piraeus của Hy Lạp – nơi cách thủ đô Athens khoảng 20 phút lái xe. Họ đang thấy phẫn nộ trước sự hiện diện của công ty Trung Quốc trong vai trò quản lý và vận hành cảng biển đã tồn tại 2.500 năm tại “đất nước của những thần thoại”.

Theo trang tin TFI, sự phẫn nộ của người dân địa phương dường như đã buộc chính phủ Hy Lạp phải xem xét lại quyền sở hữu của Trung Quốc đối với cảng Piraeus. Trong một tuyên bố bằng văn bản gửi tới hãng thông tấn Nikkei, ông Adonis Georgiadis – Bộ trưởng phát triển và đầu tư của Hy Lạp cho biết:

“Như Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã nhấn mạnh gần đây, chúng tôi muốn và đang có mối quan hệ đối với Trung Quốc, nhưng họ cũng là đối thủ cạnh tranh chiến lược”

“COSCO đã không thúc đẩy nền kinh tế địa phương như cộng đồng kỳ vọng” – Ông Gogos nói.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thất bại khi không thể mang lại những khoản đầu tư đáng kể vào khu vực này. Các hoạt động của Trung Quốc tại cảng Piraeus liên tục gây thất vọng.

Trung Quốc gây phẫn nộ vì hứa lèo: Chuông báo đã điểm, 5 phía hợp lực hất cẳng Bắc Kinh? - Ảnh 1.
Cảng Piraeus của Hy Lạp. Ảnh: Reuters

COSCO Shipping đã mua lại 51% cổ phần của cảng Piraeus vào năm 2016 và tiếp tục tăng mức này lên 67% vào tháng 10 năm nay. Bắc Kinh luôn hào hứng với thỏa thuận cảng Piraeus. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đến thăm cảng Hy Lạp vào năm 2019 và nhấn mạnh rằng thỏa thuận Piraeus đã cho thấy dự án “Vành đai & con đường” không phải là một khẩu hiệu hay một câu chuyện, mà là một “thành công thực tiễn và hiện thực rực rỡ”.

Tuy nhiên, trái ngược với tất cả những lời quảng cáo thổi phồng xung quanh các hoạt động của Trung Quốc tại cảng Piraeus, Hy Lạp không thực sự thu được lợi ích về việc làm hay những khoản đầu tư vào địa phương.

Bản thân COSCO đã đứng vững khi sản lượng container tăng từ 7 lên 5.65 triệu TEU trong 10 năm, kể từ năm 2009 khi COSCO lần đầu tiên khai thác các bến tại cảng Piraeus. Công ty này đã trả 3.5% doanh thu cho chính quyền địa phương, nhưng công việc mà họ tạo cho người dân tại đây thì không đạt tiêu chuẩn mong đợi, trong khi khối lượng đầu tư thì thấp.

Hầu hết thiết bị và vật liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng do COSCO phụ trách tại bến số 2 và số 3 của Piraeus đều được đưa từ Trung Quốc sang. Do đó, các ngành công nghiệp liên quan của Hy Lạp không được hưởng lợi từ việc xây dựng thêm các bến tại cảng này.

Hơn nữa, COSCO đã cam kết đầu tư thêm 294 triệu euro (tương đương 332 triệu USD) vàng cảng Hy Lạp trong năm 2021 nhưng cho đến nay, họ mới rót vào khoảng 100 triệu euro. Việc thiếu các khoản đầu tư của Trung Quốc đang làm hạn chế tốc độ tăng trưởng của địa phương và làm trì hoãn các kế hoạch xây dựng khách sạn mới, trung tâm mua sắm, cùng các cơ sở khác ở khu vực lân cận.

Sự thể hiện này của Trung Quốc làm dấy lên một vấn đề gây tranh cãi. COSCO đổ lỗi cho chính quyền Hy Lạp và thái độ không hợp tác của phía địa phương gây ra tình trạng chậm trễ này.

Thật không may cho Trung Quốc, Hy Lạp đã bầu ra một chính phủ bảo thủ vào giữa năm 2019, điều này một lần nữa gợi lại cam kết của Hy Lạp đối với các đồng minh truyền thống trong EU và NATO.

Một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy công chúng Hy Lạp nói chung ủng hộ lập trường của chính phủ nước này.

Trên thực tế, nội các của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã thông qua định nghĩa bộ ba của EU, trong đó coi Trung Quốc là một đối tác, nhưng cũng là một đối thủ kinh tế và một đối thủ mang tính hệ thống.

Hiện nay, Hy Lạp đang có những người bạn tốt như Ấn Độ, Pháp, Mỹ và EU. Theo TFI, những nước/tổ chức này sẵn sàng giúp Athens hất cẳng Trung Quốc ra khỏi cảng Piraeus, đồng thời thu hút các khoản đầu tư mới để phát triển cảng biển hàng nghìn năm tuổi này.

Do đó, trước những bất lợi hiện tại, Hy Lạp được cho là sẽ sẵn sàng đẩy Trung Quốc ra khỏi cảng Piraeus, và điều này sẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bách Hợp 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều