Trung Quốc đứng sau các cuộc bạo loạn ở Mỹ?
Vụ người đàn ông da đen George Floyd bị chết do cảnh sát Mỹ “thực thi luật pháp không đúng cách”, đã gây rúng động toàn cầu. Một số lượng lớn người biểu tình đã nhân cơ hội xuống đường để cướp phá. Đặc biệt, các cửa hàng ở các đại lộ Melrose và Fairfax ở thành phố Los Angeles chịu nhiều tổn thất nhất với nhiều shop hàng hiệu nổi tiếng đã bị cướp sạch. Nhưng bạo loạn, cướp bóc ở Mỹ hiện nay không chỉ đơn giản xuất phát từ cái chết của người da đen bị đè cổ.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 5/6 dẫn nguồn báo chí nước ngoài cho biết, một sinh viên Trung Quốc được cho là đang học ở Seattle gần đây đã tham gia vào một cuộc bạo loạn của người da đen ở địa phương. Sau khi vào cướp một cửa hàng túi hàng hiệu, anh ta đã lên mạng để khoe chiến tích.
Sau đó, một số cư dân mạng đã tìm kiếm và xác nhận người này đúng là lưu học sinh Trung Quốc 25 tuổi tên là Viên Hồng Nhuệ (Yuan Hongrui), hiện đang học tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Nhuệ cũng là chủ nhân tài khoản Facebook có nick Henry Yuan. Trước đây, Viên Hồng Nhuệ thường bán các sản phẩm thương hiệu nổi tiếng thông qua tài khoản WeChat số yhr950616 và từng là một đại lý bán hàng.
Viên Hồng Nhuệ đã viết trên tài khoản Twitter mang tên mình: “Đây là chiếc túi GUCCI mà tôi đã cướp ở Seattle. Nó có đẹp không? Mặc kệ tụi chống trộm. Nhân viên bảo vệ cũng dọa sẽ báo cáo tôi với FBI khiến tôi chết cười. Tôi vẫn ở Seattle! Xem làm gì được tôi nào, ha ha ha! Tôi yêu Mẹ Tổ quốc của tôi hơn, người Mỹ vẫn nợ chúng tôi rất nhiều chưa trả?”.
Anh ta nói, nếu Trung Quốc sẵn sàng tài trợ cho tôi, tôi có thể kích động người biểu tình và biến Hoa Kỳ thành Hồng Kông thứ hai. Ngoài ra còn có một sinh viên Trung Quốc khác lấy nick là “Một người đã thoát khỏi thị hiếu cấp cao” cũng đã khoe chiến lợi phẩm cướp được và viết: “Một cuộc bạo loạn đã khiến trong một gia đình vốn không giàu gì có thêm 2 chiếc túi LV”.
Theo các thông tin trên mạng, khi các cuộc biểu tình phản kháng của người da đen phát triển thành bạo loạn, ở một số thành phố đã thấy có bóng dáng người Trung Quốc. Vào tối ngày 31/5, khi những người biểu tình vây quanh Nhà Trắng, cảnh sát đã xịt hơi cay để giải tán đám đông, cảnh tượng trở nên hỗn loạn. Một cư dân mạng người Hoa cư trú tại New York đã đăng một đoạn video lên Facebook cho thấy, tối ngày 31/5, trong hoạt động kháng nghị bên ngoài Nhà Trắng, lại có người nói bằng khẩu âm tiếng phổ thông Trung Quốc, hô lớn rằng: “Mau chạy! Chạy chạy chạy chạy chạy!”, dường như đang chỉ đạo các cộng sự sơ tán. Sau sự việc, một người Hoa đã sống ở Mỹ hơn 20 năm chia sẻ rằng, người Trung Quốc bình thường là không tham gia vào loại hoạt động này, tình huống như thế này chắc chắn có người đứng sau tổ chức.
Bên cạnh đó, một cư dân mạng tên là Ngụy Ca (Wei Ge) đã chia rằng trong cuộc bạo loạn ở Santa Monica, Los Angeles, cảnh sát đã bắt giữ 3 sinh viên Trung Quốc. 3 người này thú nhận được các quan chức lãnh sự quán Trung Quốc chỉ thị tham gia biểu tình với người da đen trên đường phố, nhân cơ hội xúi giục đập phá… Các nguồn tin khác nói rằng trong các cuộc biểu tình, đã nhìn thấy một số nhân vật và các yếu tố Trung Quốc. Đây cũng được coi là bằng chứng về sự liên quan của Trung Quốc trong tình hình nước Mỹ.
Điều đáng nói, trong những ngày qua, các quan chức và truyền thông Trung Quốc cũng đã liên tục tung đòn tấn công nhắm vào phản ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với các cuộc biểu tình ở Mỹ, đồng thời so sánh tình trạng bất ổn ở Mỹ với các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh còn viết tweet: “Tôi không thể thở”, bị cư dân mạng giễu cợt “phải chăng đã uống quá nhiều sữa có melamine?”. Trong khi đó, tổng biên tập trang Thời Báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) Hồ Tích Tiến viết trên Twitter: “Tôi có một câu hỏi dành cho những người biểu tình sử dụng bạo lực ở Hong Kong và những người ủng hộ của họ: Liệu các bạn sẽ đứng về phía những người biểu tình Minneapolis giận dữ đã tấn công đồn cảnh sát hay các bạn sẽ đứng về phía Tổng thống Trump – người đã dọa bắn những tên côn đồ này?”.
Còn trang China Daily của Trung Quốc hôm 1/6 đăng một bức tranh biếm họa cho thấy một bệnh nhân Covid-19 thốt lên “Tôi không thở được”, sau khi sợi dây nối giữa bệnh nhân với bình oxy có ghi chữ “WHO” (Tổ chức Y tế thế giới) bị đứt. Sau đó chính trang báo này tiếp tục đăng một tranh biếm họa khác với tiêu đề “Không thở được”, trong đó cho thấy cảnh sát kéo dây xích sắt siết chặt cổ của một người đàn ông. Thậm chí, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) trong nhiều ngày liên tiếp đưa tin cái chết của George Floyd dẫn đến sự kiện biểu tình hỗn loạn, và đích thân phái phóng viên trực tiếp hiện trường hỗn loạn phóng hỏa, để tuyên truyền nước Mỹ “hỗn loạn” và “mất kiểm soát”. Nhiều người cho rằng chính quyền Trung Quốc có ý đồ phân tán sự chú ý của người dân đối với Trung Quốc và sự bất mãn đối với hiện trạng kinh tế.
Bên cạnh việc Trung Quốc mở hết tốc lực đưa tin về hiện trường bạo loạn tại Mỹ, một phương diện khác, cũng đã vạch trần rất nhiều vụ việc tạo tin tức giả của truyền thông. Trong các bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội, có một bức ảnh đột nhiên xuất hiện lá cờ đỏ của Trung Quốc trước mặt người kháng nghị, cũng có người biểu tình tay cầm lá cờ đỏ này. Còn có một bức ảnh cho thấy có người biểu tình giơ một tấm biểu ngữ “Trung Quốc giúp tôi”. Tuy nhiên cư dân mạng đã dùng công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google, kết quả phát hiện bức ảnh gốc vốn không có lá cờ đỏ của Trung Quốc và biểu ngữ, đây đều là những bức ảnh tạo giả bằng cách cắt ghép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng hoạt động kháng nghị có sự xuất hiện của của nhóm xã hội cánh tả “Antifa” – một phong trào có xu hướng chống chủ nghĩa tư bản và áp dụng một loạt các ý thức hệ như vô chính phủ, chủ nghĩa tự do và dân chủ xã hội, do đó người Trung Quốc cũng không loại trừ tham gia vào hoạt động này. Hiện tại phía Mỹ vẫn chưa có sự giải thích chi tiết về thành viên của tổ chức này.
Hạ Trắng (TH)