+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc đối mặt với đại dịch “cái chết đen” sau nhiều năm vắng bóng

Hạ Trắng - 14/07/2020 19:30

Trung Quốc phát cảnh báo cấp 3 với khu vực Nội Mông khi một người chăn gia súc được phát hiện mắc bệnh dịch hạch thể hạch (Bubonic plague) – dịch bệnh từng gây ra đại dịch “Cái chết Đen” ở Châu Âu từ thế kỷ 14.

Dịch “cái chết đen” có mầm mống từ loài gặm nhấm như sóc.

Theo thông tin được biết, một người đàn ông đã nhập viện ở thành phố Bayan Nur thuộc khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc vào cuối tuần qua. Bệnh nhân hiện đã được cách ly và sức khỏe trong tình trạng ổn định.

Ngày 6/7, kênh CRUX cảnh báo với tiêu đề “Một người trưởng thành sẽ chết trong chưa đầy 24 giờ khi nhiễm dịch hạch”. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh dịch này bắt nguồn ở Trung Quốc và đã biến mất. Tuy nhiên mới đây, nó đã quay trở lại ở chính đất nước này. Hồi tháng 11/2019, 4 người nhập viện vì dịch bệnh này và 2 người trong số đó đã bị dịch hạch thể phổi. Từ năm 2009 đến 2018, Trung Quốc ghi nhận 26 ca dịch hạch và 11 ca tử vong. Dịch hạch lây lan chủ yếu qua các loài gặm nhấm và bọ chét, có khả năng lây nhiễm cao và thường gây tử vong.

Một thành viên đội phòng chống bệnh dịch hạch ở huyện Thạch Cừ, tỉnh Tứ Xuyên(tTrung Quốc) đánh dấu trên những động vật gặm nhấm đã chết có khả năng lây truyền bệnh.

Theo hãng thông tấn XinHua, ca nhiễm đầu tiên được phát hiện ở thành phố Bayan Nur, phía tây bắc Bắc Kinh. Một bệnh viện đã cảnh báo chính quyền địa phương về 1 ca nghi nhiễm vào thứ 7. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã nâng mức cảnh báo lên mức 3 cho căn bệnh này và sẽ giữ mức cảnh báo này cho tới hết năm 2020.

Giới chức Bayan Nur đồng thời cấm cư dân săn bắn và ăn thịt những loại động vật có thể mang mầm bệnh, đồng thời kêu gọi người dân trình báo về các ca nhiễm bệnh ngay lập tức cho giới chức. Cảnh báo cấp 3 – cấp thấp thứ 2 trong thang cảnh báo 4 cấp của Trung Quốc. Hiện bệnh nhân đã được cách ly hoàn toàn tại bệnh viện.

Tuần trước, Mông Cổ cũng phát hiện 2 ca dương tính với dịch hạch thể hạch. Trong đó, một người 27 tuổi đã nhập viện và hiện trong tình trạng nguy kịch sau khi ăn thịt sóc. Mông Cổ đã phát lệnh cách ly với 2 huyện khi bệnh nhân đã trực tiếp tiếp xúc với 60 người và gián tiếp với hơn 400 người.

The Bubonic Plague (hay còn được biết với cái tên Cái Chết Đen) là căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, dịch hạch từng quét sạch hơn 50-60% dân số Châu Âu. Giảm dân số của toàn cầu ở mức 400 triệu xuống còn 350 triệu chỉ trong giai đoạn năm 1400. Tổng số người chết bởi dịch hạch ở 2 lục địa Á – Âu tính từ lúc căn bệnh này xuất hiện vào khoảng 50 triệu người.

Nhân viên của Trung tâm dịch bệnh Zoonotic tiến hành xét nghiệm bệnh dịch hạch ở tỉnh Khovd-Mông Cổ.

Marmota – Một loài động vật có họ hàng với sóc được cho là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh dịch hạch quay lại. Những ca nhiễm đều được xác nhận là do ăn thịt của loài động vật này. Quan điểm truyền thống cho rằng nguyên nhân của đại dịch này là sự bùng phát của bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis tuy nhiên cho đến thời gian gần đây đã có những ý kiến nghi ngờ quan điểm này. Địa điểm bùng phát của cái Chết Đen thường được cho là ở Trung Á sau đó căn bệnh này nhiều khả năng thông qua loài chuột trên các tàu buôn mà lan đến bán đảo Krym vào năm 1346 rồi xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và châu Âu. Sự tàn phá khủng khiếp của Cái Chết Đen đã dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong xã hội châu Âu như việc ra đời của nhiều tôn giáo mới hay sự chuyển đổi về cơ bản của kinh tế và xã hội châu Âu, tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu lục này. Ước tính châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch, sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ XIX.

Khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, nguy cơ xuất hiện trở lại của bệnh dịch hạch là điều thế giới không mong đợi. Cho đến nay đã có gần 11,5 triệu người nhiễm và hơn 530.000 người thiệt mạng do Covid-19. Tuy nhiên, số người mắc bệnh dịch hạch trong lịch sử cao hơn nhiều khi từng ít nhất 3 lần gây ra đại dịch với tỉ lệ tử vong cực kỳ cao khoảng 95% và dẫn đến cái chết của hàng chục triệu người trong lịch sử trước khi lĩnh vực y tế phát triển đủ để có thể điều trị.

Đại dịch dịch hạch gần đây nhất diễn ra vào thế kỷ 19 đã tấn công Trung Quốc và Ấn Độ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Hiện khoảng từ 1.000 đến 2.000 trường hợp bệnh dịch hạch được ghi nhận trên toàn thế giới mỗi năm. Các ca dịch hạch không phải là hiếm ở Trung Quốc, theo thông tin được biết, từ năm 2009-2018, Trung Quốc ghi nhận 26 ca bệnh và 11 ca tử vong do dịch hạch. Xem ra, Trung Quốc cũng là một trong những nước mầm mống các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại. Từ dịch Covid-19, Cúm lợn lây sang người và mới đây nhất lại là dịch hạch. Nếu bùng phát thành đại dịch thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với đất nước hơn 1,3 tỷ dân này.

Hạ Trắng (TH)

Bài mới
Đọc nhiều