+
Aa
-
like
comment

Nóng: Trung Quốc đẩy mạnh ép Việt Nam dừng khai thác Bãi Tư Chính

16/08/2019 15:01

Việt Nam chưa kịp thở phào thì đã phải tiếp tục đối phó với vụ Trung Quốc, vào hôm 13/08/2019, đã cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 trở lại hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam. Theo giới phân tích, việc chiếc tàu khảo sát được cả một đội tàu hải cảnh và dân quân biển hộ tống trở lại vùng này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch ép Việt Nam dừng khai thác một khu vực dồi dào dầu khí mà Trung Quốc đã ngang ngược cho là của mình.

quy-dinh-luc-luong-tuan-tra-kiem-soat-cua-canh-sat-bien-viet-nam

Trả lời phỏng vấn của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 15/08/2019, chuyên gia Collin Koh, thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam tại Singapore, cho rằng Trung Quốc có dấu hiệu đang áp dụng một kiểu ngoại giao pháo hạm với những đòn tấn công dai dẳng, để buộc Việt Nam phải lùi bước và ngừng các hoạt động thăm dò và khai thác năng lượng trong khu vực của Việt Nam.

Nhận định của hai “chuyên gia Tàu” nói trên có thể được kiểm chứng trong thực tế. Nhân lần xâm phạm khu vực Bãi Tư Chính vừa qua, trong lúc tàu Hải Dương Địa Chất 8 thực hiện “khảo sát”, thì các tàu hải cảnh Trung Quốc đi theo gọi là “hộ tống” đã đồng thời tỏa ra quấy phá công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam trong khu vực.

Mưu đồ cản trở công việc khai thác dầu khí của Việt Nam trong khu vực Bãi Tư Chính càng lộ rõ khi trong đoàn hộ tống chiếc Hải Dương Địa Chất 8 lần đầu có chiếc tàu hải cảnh khổng lồ mang số hiệu 3901, có trọng tải 12.000 tấn, lớn gấp ba lần khu trục hạm mà Mỹ thường đưa vào tuần tra ở Biển Đông.

baituchinh6

Một lực lượng hùng hậu và mưu mô, lại không ngần ngại có hành vi khiêu khích, rõ ràng là nhắm mục tiêu phá rối, làm nản chí, không chỉ Việt Nam, và cả các đối tác của Việt Nam trong việc khai thác dầu khí ở khu vực. Nhưng các lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn tăng cường lực lượng tương đối lớn, kiên quyết ngăn chặn và bảo vệ hoạt động dầu khí hợp pháp của Việt Nam tại đây.

Mục tiêu tối hậu của Trung Quốc là ép không cho Việt Nam hợp tác với các đối tác ngoài khu vực để khai thác dầu khí ở Biển Đông, để chỉ hợp tác với Trung Quốc mà thôi.

magazine-vu-bai-tu-chinh-tinh-tao-dau-tranh-voi-muu-do-nuot-tron-bien-dong-47-.8607

Nói cách khác, các nước như Việt Nam, cũng như Malaysia hay Philippines, chỉ có thể hợp tác với Trung Quốc nếu muốn khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Việt Nam không bao giờ chấp nhận và cũng đấu tranh quyết liệt để bảo vệ chủ quyền theo luật pháp quốc tế, bác bỏ các quan điểm của Trung Quốc đưa ra.

Trong lúc Việt Nam đang vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vụ đối đầu với Trung Quốc ở gần Bãi Tư Chính trên Biển Đông thì Giáo sư Carl Thayer của Học Viện Quốc phòng Úc nhận định rằng Mỹ sẽ không can thiệp vào vụ tranh chấp này.

Cho tới thời điểm này, Mỹ là nước duy nhất lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “bắt nạn” Việt Nam về hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông ngay sau khi Phó thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã tố cáo Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông..

Mặc dù vậy, theo GS Thayer, “Nước Mỹ dưới thời (Tổng thống Trump) sẽ không ép tàu Trung Quốc phải ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”

GS Carl Thayer cho biết thêm: Chính quyền Trump nhận ra rằng Việt Nam là một đối tác chiến lược tiềm năng trong Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng của Mỹ. Mục tiêu này đã được nhắc lại trong Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương gần đây. Hành động đe dọa và ép buộc của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính làm tăng triển vọng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược.

magazine-vu-bai-tu-chinh-tinh-tao-dau-tranh-voi-muu-do-nuot-tron-bien-dong-50-.8490

Bất kỳ hành động nào làm tệ hơn tình hình ở Bãi Tư Chính có thể gây ảnh ưởng tới lợi ích và thu hút được sự can thiệp chủ động của các bên ngoài khu vực dưới danh nghĩa việc bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ cũng như tự do hàng hải trong khu vực.

Động thái này của Việt Nam có thể sẽ chưa khiến Trung Quốc phải đảo ngược lại tất cả các hành động của mình ở Bãi Tư Chính ngay lập tức, nhưng ít nhất nó có thể ngăn chặn Trung Quốc sử dụng các hành động hung hăng hơn.

Buộc Trung Quốc phải lùi bước

Điều gì sẽ có khả năng buộc Bắc Kinh phải lùi bước và rút khỏi Bãi Tư Chính? Trước hết là Việt Nam phải đoàn kết và quyết tâm chống trả không cho Trung Quốc lấn lướt trên thực địa, sau đó là sử dụng đấu tranh ngoại giao và pháp lý.

Ít nhất, ASEAN cần có một lập trường thống nhất và rõ ràng về vấn đề này. Trước Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 52 (AMM-52) ở Bangkok, tờ Nikkei Asian Review từng dự đoán, dự thảo Tuyên bố của ASEAN sẽ đề cập rằng hành động của Trung Quốc trên Biển Đông làm “xói mòn lòng tin”. Ngôn ngữ như vậy là mạnh mẽ và rõ ràng nhắm thẳng tới Bắc Kinh.

Để đạt được tác động sâu sắc hơn, các nhà lãnh đạo của ASEAN cũng cần cảnh báo Trung Quốc rằng bất cứ loại hành vi cưỡng ép nào tại Bãi Tư Chính, đi ngược lại với các thông lệ và quy tắc quốc tế sẽ làm phương hại tới những gì mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được trong vòng hai năm qua, trong đó có cả tiến trình COC.

Bãi Tư Chính có thể là một phép thử cho vai trò trung tâm và tính phù hợp trong thời gian tới của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.

Các cường quốc bên ngoài khu vực quan trọng và các thể chế quốc tế như EU, vốn đã thành công trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ trong một thời gian dài, cũng nên thể hiện tiếng nói của mình.

Mỹ đã là cường quốc đầu tiên phản ứng với các hành động gần đây của Trung Quốc. Dự thảo của Thượng viện về Đạo luật Trừng phạt Trung Quốc liên quan tới các hành vi trên Biển Đông và Biển Hoa Đông năm 2019, đề xuất vào cuối tháng 5 năm nay có thể sẽ nhận được một cú huých nhất định sau va chạm này.

Đã đến lúc cộng đồng quốc tế, nhận ra rằng việc cố gắng gắn Trung Quốc với các nỗ lực chung liên quan tới vấn đề Biển Đông đã không mang lại hiệu quả.

Một mặt, Trung Quốc công khai theo đuổi chính sách ngoại giao, thể hiện qua việc nước này thúc đẩy COC. Nhưng mặt khác, nước này tiếp tục sử dụng các công cụ cưỡng chế để có thể đạt được mục tiêu của mình, làm phương hại tới quyền hợp pháp của các bên khác.

Nếu không có một phản ứng cứng rắn từ phía cộng đồng quốc tế tới các hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính, các vụ việc tương tự sẽ còn lặp lại trong những năm tới.

Như lịch sử đã chỉ ra, chúng ta cần phải tỉnh táo và quyết tâm giữ vững chủ quyền, nhân nhượng sẽ chỉ gây ra nhiều hành động gây hấn hơn bởi những kẻ hung hăng cường quyền biết rằng sẽ không có giới hạn nào cho các hành động của họ. Và như vậy, Bãi Tư Chính không nên trở thành “một Sudetenland của Biển Đông”.

Nam Phong

Bài mới
Đọc nhiều