+
Aa
-
like
comment

Trung Quốc đã giúp Pakistan “bắt thóp” Không quân Ấn Độ như thế nào?

18/01/2021 11:40

Không quân Pakistan được cho là yếu kém hơn rất nhiều so với Không quân Ấn Độ. Dẫu vậy, Trung Quốc đã có những động thái vô cùng nguy hiểm nhằm gia tăng khả năng không chiến cho đồng minh Pakistan của mình.

Hiện nay, Không quân Ấn Độ là lực lượng không quân có năng lực và sức mạnh số 1 tại khu vực Nam Á và hàng đầu Châu Á.Với chủ lực của họ là phi đội đông đảo các tiêm kích hạng nặng Su-30MKI và gần đây đã nhập khẩu thêm các phi đội tiêm kích đa nhiệm Rafale hiện đại từ Pháp. Ảnh: Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Trong khi đó, phía đối thủ tiềm năng của họ là Không quân Pakistan lại sở hữu đội tiêm kích chiến đấu khá hạn chế. Pakistan đang duy trì đội máy bay toàn là tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ với nòng cốt là F-16 của Mỹ và JF-17 của Trung Quốc. Hoàn toàn lép vé trước Ấn Độ với những dòng tiêm kích tiên tiến. Ảnh: Phi đội JF-17 của Không quân Pakistan.
Tuy nhiên, trong một động thái cực kỳ đáng quan tâm, đồng minh thân cận Trung Quốc của Pakistan đã có những sự giúp đỡ cực kỳ tận tình nhằm nâng cao khả năng không chiến trong tình huống thực tế giúp cho các phi công Pakistan có những kinh nghiệm thực chiến cao khi phải đối đầu với những chiến đấu cơ mạnh mẽ của Ấn Độ. Ảnh: Tiêm kích J-11B của Không quân Trung Quốc.
Trong khuôn khổ cuộc diễn tập song phương “Eagle IX” giữa hai nước Trung Quốc và Pakistan diễn ra trong tháng 12 năm 2020 vừa qua, Trung Quốc đã điều động các tiêm kích J-11B và J-10C sang Pakistan để tham gia trong những cuộc không chiến giả tưởng với lực lượng Không quân Pakistan nhằm mô phỏng các tiêm kích Su-30MKI và Rafale của Ấn Độ. Ảnh: J-10C (trái), J-11B (giữa) và JF-17 (phải) trong cuộc diễn tập “Eagle IX”.
Về cơ bản, cả J-11B và Su-30MKI đều là những phiên bản phát triển lên từ cơ sở Su-27 Flanker của Liên Xô/Nga nên có rất nhiều điểm tương đồng. Dẫu vậy, người Trung Quốc tự tin cho rằng những chiếc J-11 nâng cấp mới nhất của họ được trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến, cảm biến, hệ thống tác chiến điện tử và radar mảng pha chủ động có thể “ăn đứt” Su-30MKI của Ấn Độ. Ít nhất kể từ 2017, Trung Quốc đã gửi J-11 sang Pakistan để thực hiện các cuộc tập trận nhằm mô phỏng máy bay đối phương
Ảnh: SU-30MKI và Rafale của Không quân Ấn Độ.
Các chiến đấu cơ J-10C cũng được gửi sang Pakistan nhằm thực hành mô phỏng các tiêm kích Rafale mới mà Ấn Độ chỉ vừa tiếp nhận vào năm ngoái. Kể từ khi được đưa vào biên chế từ tháng 4/2018 đến nay, đã có hơn 200 chiếc J-10C đã có trong trang bị của Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc, nếu tính toàn bộ các biến thể J-10 thì đã là hơn 500 chiếc.
Có thể thấy, J-10C có sự tương đồng về nhiều mặt so với Rafale về khí động học, kích thước, hệ thống hàng không và vũ khí, vô cùng thích hợp để mô phỏng cho một cuộc huấn luyện không chiến. Dẫu vậy, Rafale của Pháp phải nói là có một sự thua kém J-10C Trung Quốc trên rất nhiều phương diện. Ảnh: Tiêm kích J-10 của Không quân Trung Quốc.
J-10C được trang bị một động cơ WS-10C có lực đẩy khoảng 145 – 150 kN, trong khi đó Rafale trang bị tới 2 động cơ M88, mỗi động cơ có lực đẩy 75 kN. Như vậy là dù tiêm kích Trung Quốc chỉ cần một động cơ vẫn có thể ngang bằng mức lực đẩy với tiêm kích Pháp hai động cơ. Đây được cho là sự yếu kém trong ngành động cơ Pháp khi chưa thể bắt kịp với Trung Quốc, Mỹ hay Nga. Ảnh: Tiêm kích J-10 của Không quân Trung Q
J-10C vượt trội Rafale về tốc độ, tốc độ leo cao, trần bay và có thể dễ dàng bắt chước hiệu suất bay của Rafale. Tên lửa không đối không tầm xa PL-15 của J-10C cũng tương đương với tên lửa Meteor hiện đại của Pháp tuy nhiên J-10C có ưu thế về tên lửa không đối không tầm ngắn khi PL-1.Ảnh: J-10C với 2 tên lửa hành trình và 2 tên lửa PL-10.
Người ta cho rằng, J-10C chính là loại tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ tốt nhất trên thế giới hiện nay, vượt trội cả F-16 của Mỹ hay Gripen JAS-39 của Thụy Điển. Trong khi đó, Rafale lại là loại tiêm kích không có gì quá xuất sắc, trong khi giá thành lại cực kỳ đắt đỏ. Người Ấn Độ còn cho rằng, Rafale không hề có điểm gì vượt trội hơn so với những chiếc Su-30MKI mà mình đã sở hữu trước đó. Ảnh: Biên đội tiêm kích Rafale của Ấn Độ.
Trong tương lai, Trung Quốc đang rất muốn thúc đẩy xuất khẩu cho Pakistan các tiêm kích J-10 nhằm thay thế cho những chiếc F-16 cũ trong biên chế. Nếu sự việc diễn ra, Không quân Ấn Độ chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để đối đầu với cả hai đối thủ Trung Quốc và Pakistan Ảnh: Tiêm kích Rafale do Pháp chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.

Hùng Dũng

Bài mới
Đọc nhiều