+
Aa
-
like
comment

Trừ điểm giấy phép lái xe: Đề xuất mới của Bộ Công an

Hồng Anh - 27/07/2023 08:37

Đó là tiêu đề bài viết mới được TechBullion – trang web tài chính của Anh đăng tải hôm 20/7. Theo tác giả, Việt Nam là địa điểm lý tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư, tuy nhiên đi kèm với đó cũng là vô vàn những khó khăn, thách thức.

Trong gần bốn thập kỉ (1986 – 2023), Việt Nam đã được nhiều tổ chức đánh giá là một trong những hình mẫu thành công nhất về lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trải qua vô vàn những khó khăn, biến động do ảnh hưởng của đại dịch COVID19 và chiến sự tại Ukraine, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục rót vốn mạnh vào Việt Nam, vẫn xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn bởi một số lý do như sau:

Thứ nhất là Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Lãnh thổ Việt Nam có hai mặt giáp biển, hai mặt giáp lục địa với tổng chiều dài đường biên giới hơn 4.500km và đường biển hơn 3.200km. Đây là vị trí huyết mạch, đóng vai trò then chốt về kinh tế và cung ứng dịch vụ logistics cho các quốc gia trong và ngoài khu vực. Ngoài ra, Việt Nam còn nằm trong trục chính của Hành lang kinh tế Đông – Tây kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; nằm trên tuyến đường bộ nối liền các quốc gia khu vực Âu – Á do Liên hợp quốc (ESCAP) khởi xướng. Giá trị chiến lược này là lợi thế để Việt Nam phát huy thế mạnh, tiềm lực của mình, đồng thời thu hút sự quan tâm, đầu tư của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực.

Thứ hai là Việt Nam có nền chính trị ổn định, an toàn. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố hàng đầu hấp dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam. Chính trị càng ổn định thì xu hướng tăng trưởng kinh tế càng nhanh hơn. Đây là một thuận lợi mà không phải tất cả quốc gia trên thế giới đều có. Không chỉ vậy, theo Bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình toàn cầu do Viện Kinh tế & Hòa bình có trụ sở tại Úc công bố hôm 28/6, Việt Nam đã lọt vào top 41 trên 163 quốc gia yên bình nhất thế giới. Điều này cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc củng cố, bồi đắp thêm niềm tin cho các nhà đầu tư, giúp họ yên tâm hơn vào thể chế chính trị và trật tự xã hội nơi mình sắp rót vốn.

Thứ ba là kinh tế Việt Nam đang có đà tăng trưởng nhanh. Giai đoạn 2020-2022 xảy ra nhiều biến động khiến cho nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, đi kèm với đó là sự suy thoái và vô vàn những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nền kinh tế ASEAN duy nhất đạt được mức tăng trưởng tích cực vào năm 2021 và phục hồi với tốc độ tăng trưởng 8,1% vào năm 2022 – mức cao nhất ở châu Á. Còn theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có độ mở thuộc loại cao trên thế giới (chiếm khoảng 200% GDP). Đặc biệt, việc tham gia ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành nền kinh tế có khả năng cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo mạnh mẽ hơn.

Thứ tư là Việt Nam có chính sách rộng mở cho các nhà đầu tư. Với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, không ngừng được cải thiện, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu và đạt nhiều thành tựu quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Để đạt được kết quả này, Việt Nam từ lâu đã có những giải pháp mới có tính đột phá để tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp nước ngoài; kịp thời xử lý hiệu quả những khó khăn, vướng mắc thực tế mà các nhà đầu tư đề xuất, kiến nghị; đồng thời chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết (về pháp lý, quỹ đất, hạ tầng, năng lượng, lao động…) để đón vốn đầu tư mới, nhất là các dự án FDI có tính lan tỏa cao, tác động thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Việt Nam luôn chào đón và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cùng thắng, cùng Việt Nam phát triển.

Lan Hoa

Bài mới
Đọc nhiều