Trò lố lợi dụng thiếu sót của BTC SEA Games 31 để bôi đen Luật An ninh mạng
Trang mạng Tiếng dân News đăng tải bài viết của Dương Ngọc Thái có tựa đề “Chuyện Việt Nam: An ninh mạng con cờ”. Nội dung phản ứng lại việc đại diện Ban Tổ chức SEA Games 31 thông báo sẽ “kêu an ninh mạng xử lý” người nhận xét bộ nhận diện là “nỗi nhục của nền thiết kế nước nhà”. Đồng thời bài đăng còn cho rằng “An ninh mạng về đến Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành kiểm duyệt, cấm và phạt”.
Vừa qua, trên các trang mạng xã hội lan truyền những thông tin về những lỗi mắc của Ban tổ chức SEA Games 31 về biểu trưng (logo), biểu tượng vui (mascot). Cụ thể, những lỗi sai của Giấy chứng nhận Huy chương về tiếng Anh đã khiến số đông người dân bày tỏ bức xúc. Khâu thiết kế của SEA Games1 31 rõ ràng đang mắc cùng một lỗi, lặp lai nhiều lần nhưng BTC vẫn chưa khắc phục được điểm này.
Với tinh thần cầu thị và xây dựng tích cực, nhiều người trẻ trên mạng xã hội đã tham gia góp ý và phản hồi với BTC. Bởi SEA Games 31 là một phần bộ mặt của quốc gia, của dân tộc Việt Nam. Đáng lẽ BTC cần phải lắng nghe, nhận ra hạn chế, khuyết điểm và khắc phục ngay để khâu tổ chức tốt hơn nhưng họ lại bác bỏ các ý kiến đúng. Rõ ràng, điểm này BTC đã sai. Càng sai lầm hơn khi BTC đã phát biểu: “Tiểu ban Thông tin – Truyền thông Ban Tổ chức SEA Games 31 sẽ làm việc với các cơ quan có thẩm quyền về an ninh mạng để xử lý những người đã đăng tải những thông tin trên”. Đây là một cách xử lý khủng hoảng truyền thông hết sức phản tác dụng đối với dư luận trong nước, đồng thời là cái cớ để các đối tượng lợi dụng xuyên tạc luật An ninh mạng.
Tiếng Dân News viết: “An ninh mạng về đến Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành kiểm duyệt, cấm và phạt. Cho đến nay Luật An ninh mạng đã hoàn toàn thất bại trong việc bảo vệ và tăng cường an ninh cho các hệ thống trọng yếu ở Việt Nam. Bên cạnh đó, VOA Tiếng việt cũng đăng tải bài: “SEA Games 31, công an sẽ nhắm vào ai? Lần này, công an Việt Nam sẽ xem xét, xử lý đối tượng nào: Dùng Luật An ninh mạng để trấn áp những người bình phẩm về “Bộ nhận diện SEA Games 31” trên mạng xã hội hay điều tra xem việc chi tiêu cho chuyện tổ chức SEA Games 31 có vi phạm Luật Hình sự hay không?”
Việc Tiểu ban Thông tin – Truyền thông Ban Tổ chức SEA Games 31 phát biểu “kêu an ninh mạng xử lý” là hoàn toàn không đúng. Bởi rõ ràng rằng, nếu như đó đơn thuần chỉ là một lời góp ý đúng, có căn cứ xác thực thì không có cơ quan, tổ chức nào có thể xử lý hay “trấn áp” bất cứ cá nhân nào tham gia đóng góp ý kiến. Vấn đề chỉ nên dừng lại ở thái độ và ý thức tiếp thu của BTC SEA Games 31 mà thôi.
Luật An ninh mạng về bản chất đã và đang tiếp tục phát huy vai trò của mình. Môi trường không gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn; hàng trăm bài viết với thông tin thất thiệt đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; Đời tư cá nhân được bảo vệ; hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được đảm bảo; hàng loạt các website cờ bạc, cá độ, phim lậu bị xử lý… Đó là những hiệu quả hết sức thiết thực. Đặc biệt, nếu như trước đây, nhiều người hoài nghi, thậm chí là phản đối về các quy định của Luật thì giờ đây, họ đã thấy rõ được những lợi ích khi Luật đi vào cuộc sống.
Chính vì vậy, Tiếng Dân News hay VOA Tiếng việt cũng đừng lập lờ đánh lận dân đen, lợi dung phát ngôn không đúng của một bộ phận để xuyên tạc về Luật An ninh mạng. Người Việt đã quá rành về thủ đoạn “mượn dao giết người” này rồi.
Phù Vân