“Trò chơi hạt nhân” giữa Mỹ, Nga và NATO mang đến cuộc khủng hoảng mới?
Mỹ, Nga và NATO gần đây “không hẹn mà gặp” cùng tổ chức diễn tập hạt nhân quy mô lớn để thể hiện khả năng răn đe chiến lược, hành động này đã mang đến những nhân tố không ổn định mới cho tình hình an ninh khu vực.
Ba bên cùng diễn tập
Theo báo cáo của truyền thông Mỹ, ngày 18/10, Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ và Bộ Tư lệnh miền Bắc Quân đội Mỹ đã tổ chức diễn tập thường niên mang tên “Sấm sét toàn cầu” và “Khiên bảo vệ-20”.
Các cuộc diễn tập nhằm “đánh giá tình hình chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu của Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ trong thực hiện các nhiệm vụ khu vực, tình hình chuẩn bị huấn luyện dã chiến và liên hợp, trọng điểm là khả năng sẵn sàng chiến đấu hạt nhân”.
Trong đó, diễn tập “Sấm sét toàn cầu” là diễn tập thường niên của lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ, và đã điều động tất cả lực lượng tấn công chiến lược thuộc Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ cùng với một bộ phận lực lượng của đồng minh Mỹ, để đánh giá năng lực hiệp đồng tác chiến.
Diễn tập “Sấm sét – 2019” được diễn ra từ ngày 15-17/10, tham gia diễn tập có 12.000 quân, 5 tàu ngầm hạt nhân, 105 máy bay, 213 trang thiết bị phóng tên lửa chiến lược.
Trong cuộc tập trận, Quân đội Nga đã thử nghiệm một số tên lửa chiến lược bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Sineva, tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa đạn đạo Iskander-K, cùng một số trang bị vũ khí chiến lược khác.
Cùng với việc Mỹ thông báo diễn tập, Nga (21/10) cũng đưa ra tuyên bố mạnh mẽ, Quân đội Nga đã viên mãn hoàn thành nhiệm vụ diễn tập hạt nhân chiến lược mang tên “Sấm sét – 2019”.
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, trong thời gian diễn tập, đã tiến hành các khoa mục phóng tên lửa, các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình đều bắn trúng các mục tiêu dự định, hiệu suất của tên lửa cũng đạt mức độ tốt.
Đáng chú ý, tại căn cứ này cất giữ khoảng 2 quả bom hạt nhân B61 của Mỹ, tham gia diễn tập có Phi đội tiêm kích 33 của Lực lượng phòng vệ liên bang Đức (được trang bị máy bay chiến đấu Panavia Tornado).
Trong thời gian diễn tập, máy bay chiến đấu Panavia Tornado đã tiến hành tác chiến vận chuyển bom hạt nhân.
Phô diễn sức mạnh răn đe lẫn nhau
Kết hợp các động thái hiện nay và lịch sử quan hệ Mỹ, NATO với Nga cho thấy, các cuộc diễn tập lần này của Mỹ, Nga, NATO được triển khai đồng thời không phải là tình huống “ngẫu nhiên” mà thể hiện sự gia tăng đối kháng giữa Nga và các quốc gia phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
Trên phương diện lựa chọn thời gian, mặc dù các cuộc diễn tập vừa qua của Mỹ, Nga, NATO nằm trong khuôn khổ diễn tập thường niên, nhưng thời điểm tổ chức diễn tập của từng bên đều có “huyền cơ” của mình.
Diễn tập “Sấm sét” của Nga được coi là cuộc kiểm tra năng lực hạt nhân hàng năm, thường diễn ra vào tháng 10, thành tích của cuộc diễn tập năm nay cơ bản được đánh giá là xuất sắc.
Giới quan sát cho rằng, Mỹ và châu Âu lựa chọn thời gian diễn tập 2 ngày sau khi Nga kết thúc cuộc diễn tập hạt nhân quy mô lớn là để “đối trọng” với tác động của cuộc diễn tập của Nga.
Điều này đã có tiền lệ từ trước, cuộc diễn tập “Sấm sét toàn cầu” của Mỹ năm 2017 cũng diễn ra 2 ngày sau khi Nga kết thúc cuộc diễn tập hạt nhân chiến lược quy mô lớn.
Khoa mục diễn tập sát thực chiến
Trong các cuộc diễn tập hạt nhân nói trên, trọng điểm trong cuộc diễn tập của Nga là khả năng phóng cơ động của lực lượng hạt nhân mặt đất và khả năng phóng bí mật của lực lượng hạt nhân trên biển, thể hiện sự vận dụng linh hoạt và mạnh mẽ trong chiến lược hạt nhân tổng thể của Quân đội Nga.
Trọng tâm trong diễn tập của Mỹ là kiểm tra trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân, nhằm khắc phục vấn đề về sự chậm chạp trong chuyển trạng thái sẵn sàng của lực lượng hạt nhân Mỹ trong những năm gần đây.
Còn trọng điểm diễn tập của các quốc gia NATO là việc vận dụng bom hạt nhân B61 vào thực chiến. Qua đó tích lũy kinh nghiệm cho việc sử dụng bom hạt nhân thế hệ mới B61-12, đồng thời tiến thêm một bước trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong các cuộc xung đột thông thường.
Các cuộc diễn tập mang hàm ý răn đe chiến lược mạnh mẽ. Quân đội Nga đã đưa nhiều vũ khí hạt nhân chiến lược hiện đại tham gia cuộc tập trận này, những trang thiết bị này mới chỉ xuất hiện trong cuộc tập trận năm 2019, điều này cho thấy Nga đang gửi tín hiệu răn đe hạt nhân mạnh mẽ đến phương Tây, đồng thời cũng phản ánh “địa vị” không thể lay chuyển của vũ khí hạt nhân trong an ninh quốc gia Nga.
Các cuộc tập trận của các quốc gia thành viên NATO và Mỹ được tiến hành đồng thời, thể hiện khả năng phản ứng nhanh, khả năng cảnh báo sớm mạnh mẽ và khả năng phản công hạt nhân linh hoạt của Mỹ và các đồng minh, nhằm đối phó với sự răn đe chiến lược của Nga.
Truyền thông phương Tây cho rằng, việc thể hiện khả năng răn đe mạnh mẽ bằng cách liên tục tăng quy mô và cường độ diễn tập quân sự đã trở thành “điều bình thường mới” của trò chơi chiến lược giữa Mỹ và Nga.
Viễn cảnh ảm đạm của an ninh hạt nhân
Cùng với việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (Hiệp ước ABM) và Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, thì ba trụ cột của sự ổn định chiến lược Mỹ – Nga chỉ còn có Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược mới giữa Mỹ và Nga (New START).
Xét từ góc độ quy mô và cường độ của các cuộc tập trận của Mỹ, Nga và NATO, không khó để thấy rằng trong bối cảnh khó có thể xóa bỏ các mâu thuẫn mang tính cấu trúc và việc khống chế vũ khí hạt nhân chỉ còn trên danh nghĩa, thì nhịp bước trong phương diện phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga “càng bước càng lớn”, khả năng vận dụng thực chiến vũ khí hạt nhân thì càng ngày càng mạnh mẽ.
Nhìn về tương lai, cùng với sự “sâu sắc” của trò chơi chiến lược Mỹ – Nga, triển vọng an ninh hạt nhân toàn cầu cũng không mấy lạc quan.
Cái “mâu” đe dọa hạt nhân sẽ càng ngày càng sắc bén. Bước tiếp theo, Mỹ sẽ lấy “báo cáo đánh giá xu thế hạt nhân” phiên bản mới làm cơ sở để đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược và tăng cường vận dụng lực lượng hạt nhân chiến thuật vào thực chiến, tập trung vào việc xây dựng một kho vũ khí hạt nhân càng thực dụng hơn, đa dạng hơn và mạnh mẽ hơn.
Vũ khí “Made in Vietnam” lần đầu “xuất ngoại” với quy mô lớn chưa từng có: Tầm cỡ Thế giới CẬP NHẬT: Căn cứ quân sự Mỹ bị tấn công tên lửa – Lầu Năm Góc đe dọa đánh cả Nga nếu dám tiếp cận các mỏ dầu ở Syria Tướng lĩnh Nga ở Syria sẽ “bị trảm” vì “mù, điếc” khi Mỹ tung hoành diệt thủ lĩnh khủng bố? S-400 Nga ở Syria để “sổng” hàng loạt mục tiêu “lạ” – Một chuyện rất lớn vừa xảy ra?
Cùng với đó, Mỹ sẽ lợi dụng việc rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung làm bước ngoặt, tranh thủ thúc đẩy phát triển tên lửa hạt nhân tầm trung và vũ khí hạt nhân siêu thanh.
Còn Nga sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế đất nước và thực tế tiềm lực quân sự không đủ mạnh của châu Âu để nỗ lực thúc đẩy xây dựng chiến lược hạt nhân tổng thể càng mạnh mẽ hơn, đồng thời cũng tăng cường công tác nghiên cứu vũ khí răn đe mới, đẩy nhanh việc bố trí thực chiến các loại vũ khí hạt nhân có khả năng tàng hình mạnh mẽ, khả năng cơ động cao hơn, tốc độ và đương lượng nổ lớn hơn để duy trì khả năng răn đe chiến lược đối với Mỹ và NATO.
Cái “khiên” khống chế hạt nhân quân sự sẽ ngày càng “yếu nhược”. Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước tên lửa đạn đạo tầm trung, giới quan sát dự báo rằng, “nguy cơ chiến tranh hạt nhân toàn cầu gia tăng đáng kể so với 30 năm qua”.
Về vấn đề đổi mới New START, Chính quyền Tổng thống Trump đang thể hiện thái độ tiêu cực. Nga cũng tuyên bố công khai rằng, sau năm 2021 Nga không “hy vọng quá nhiều” vào việc cùng với Mỹ đổi mới New START.
Trong tương lai, với việc cơ chế kiểm soát vũ khí hiện tại đang dần tan rã và cơ chế kiểm soát vũ khí mới chưa được thiết lập, thì rủi ro an toàn hạt nhân toàn cầu có thể tăng cao hơn nữa.
Thu Hương /Infonet