+
Aa
-
like
comment

Triều Tiên nổ súng bắn tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm

25/08/2020 19:30

Mới đây, Eurasia Group (Mỹ) – công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới – vừa công bố báo cáo về các rủi ro lớn nhất mà thế giới đối mặt trong năm 2024.

Bầu cử Mỹ sẽ là sự kiện chính trị được quan tâm bậc nhất trong năm 2024.

Đứng đầu trong danh sách trên chính là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Cuộc “so găng” giữa ông Trump và Joe Biden

Báo cáo trên nhận định: “Năm 2024, Mỹ phải đối mặt với sự suy yếu hơn nữa. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ chính trị của đất nước, thử thách nền dân chủ Mỹ ở mức độ mà đất nước này chưa từng trải qua trong 150 năm qua”.

Điều đó bắt nguồn từ việc “hệ thống chính trị Mỹ bị chia rẽ đáng kể”, không những vậy mà “niềm tin của công chúng vào các thể chế cốt lõi – như Quốc hội, tư pháp và truyền thông – đang ở mức thấp lịch sử”, “sự phân cực và đảng phái đang ở mức cao lịch sử”, theo đánh giá của Eurasia Group. Và sự chia rẽ này sẽ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian trước cuộc bầu cử sắp tới.

Sự chia rẽ nội bộ chính trị Mỹ tác động sâu sắc đến chính sách của nước này với các đồng minh và đối tác. Điển hình là chính sách của Mỹ đối với Ukraine, Israel trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài sang năm thứ 3 và chưa có lối thoát, còn căng thẳng ở Trung Đông cũng khó sớm hạ nhiệt.

Sự chia rẽ nội bộ chính trị Mỹ tác động sâu sắc đến chính sách của nước này với các đồng minh và đối tác

Xung đột toàn cầu…

Báo cáo trên nhận định: “Kyiv đã bị giáng một đòn mạnh từ sự ủng hộ chính trị và viện trợ của Mỹ đối với Ukraine. Người Mỹ đang ngày càng chia rẽ về cuộc chiến, và nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa tích cực phản đối viện trợ nhiều hơn. Ngay cả khi Quốc hội thông qua hỗ trợ quân sự bổ sung cho năm 2024, đây có lẽ sẽ là khoản phân bổ đáng kể cuối cùng mà Kyiv sẽ nhận được từ Washington. Nếu ông Donald Trump thắng cử, ông sẽ cắt giảm mạnh viện trợ. Nếu Tổng thống Joe Biden giành chiến thắng thì việc viện trợ vẫn rất khó khăn nếu đảng Dân chủ không kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ”.

“Sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine phải đối mặt với những cơn gió ngược mạnh mẽ hơn từ Đồi Capitol, làm căng thẳng liên minh xuyên Đại Tây Dương”. Khi đó, Kyiv có thể sẽ có những hành động “liều lĩnh” để đạt được những gì có thể trước khi tổng thống tiếp theo của Mỹ nhậm chức nếu ông Biden thất cử – vốn có thể dẫn đến hạn chế về nguồn viện trợ. Ngược lại, việc kỳ vọng viện trợ của Mỹ cho Ukraine sẽ chấm dứt vào năm 2025 có thể thúc đẩy Nga quyết tâm chiến đấu”, cũng theo báo cáo của Eurasia Group.

Tình hình căng thẳng ở Trung Đông ngày càng nóng cũng là dấu hiệu bất ổn cho toàn cầu.

Ở Trung Đông, sự ủng hộ nổi bật của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Israel và sẵn sàng tấn công Iran sẽ có thể khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng. Không những vậy, theo đánh giá của Eurasia Group thì Trung Đông không còn yên tĩnh và điều đó còn kéo dài. “Có một mạng lưới các mối quan hệ răn đe – một bên là Israel và Mỹ, bên kia là Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ, và các quốc gia vùng Vịnh được xem là “bên thứ ba” đến nay đã kiềm chế phần nào xung đột ở Dải Gaza. Không quốc gia nào muốn một cuộc chiến tranh khu vực nổ ra”, báo cáo phân tích và cho rằng vì quá nhiều bên liên quan nên ẩn chứa rủi ro. Vì thế, chiến sự hiện tại ở Gaza có thể chỉ là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc xung đột mở rộng vào năm 2024. Rủi ro lan rộng xung đột mà báo cáo trên đặt ra chính là nguy cơ Israel tấn công lực lượng Hezbollah ở Li Băng dẫn đến kích hoạt phản ứng của nhiều bên thân Iran.

Bức tranh kinh tế không tươi sáng

Không chỉ bất ổn về chính trị – an ninh, thế giới năm 2024 còn đứng trước nhiều nỗi lo, theo đánh giá của Eurasia Group.

Trong đó, rủi ro nổi bật về kinh tế là nền kinh tế Trung Quốc đại lục không phục hồi mạnh. Là một động lực quan trọng, nên nếu kinh tế Trung Quốc phục hồi không khả quan thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Thế nhưng, theo báo cáo trên, quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc đang đối mặt 4 thách thức lớn.

Nhật Bản chính thức mất ngôi vị nền kinh tế thứ 3 thế giới.

Thứ nhất là xu thế tăng trưởng, sau khi Trung Quốc kết thúc chính sách zero-Covid, đang mờ dần. Sự thúc đẩy từ việc mở cửa trở lại vào năm 2023 sẽ biến mất khi tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn… Thứ hai, thị trường bất động sản vốn là trụ cột của kinh tế Trung Quốc nhưng vẫn đang rất yếu kém và chưa có dấu hiệu phục hồi khả quan. Thứ ba, các thị trường quan trọng đối với xuất khẩu của Trung Quốc, nổi bật là Mỹ và châu Âu, vẫn đang trì trệ nên nhu cầu giảm sút khiến cho xuất khẩu Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Thứ tư là Trung Quốc vẫn chưa có các biện pháp kích thích kinh tế đủ sức thuyết phục giới đầu tư.

Chẳng những Trung Quốc mà tình hình chung của kinh tế toàn cầu cũng đang có nhiều khó khăn. Báo cáo của Eurasia Group đánh giá: “Cú sốc lạm phát toàn cầu bắt đầu vào năm 2021 sẽ tiếp tục gây ra lực cản kinh tế và chính trị mạnh mẽ vào năm 2024. Lãi suất cao do lạm phát sẽ làm chậm tăng trưởng trên toàn thế giới”. Thế nhưng nhiều nước đã “tất tay” về chính sách và thậm chí lạm dụng quá đà một số chính sách dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về cả kinh tế, xã hội lẫn chính trị.

Bên cạnh đó, các căng thẳng về thương mại khiến các nước sẽ thực hiện các biện pháp bảo hộ làm gián đoạn dòng chảy của các khoáng sản quan trọng, làm tăng biến động giá và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Các khoáng sản được đề cập ở đây chính là các loại nguyên liệu cần thiết của ngành bán dẫn, sản xuất pin cho ô tô điện…

Ngoài ra, một nguy cơ mà Eurasia Group đặt ra chính là hiện tượng khí hậu El Nino đạt đỉnh vào nửa đầu năm 2024, kéo theo tình hình thời tiết cực đoan dẫn đến mất an ninh lương thực, tăng căng thẳng về nước, làm gián đoạn hậu cần, lây lan dịch bệnh, di cư nhiên liệu và bất ổn chính trị.

Nỗi lo mới…

AI là trở thành nỗi lo ngại cho nhiều quốc gia

Theo báo cáo trên, các lỗ hổng trong quản trị AI sẽ trở nên rõ ràng vào năm 2024 khi các mô hình và công cụ AI mạnh mẽ hơn nhiều, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ.

Năm ngoái, thế giới đã chứng kiến làn sóng AI đầy tham vọng, nên các chính phủ đã thông báo chính sách và đề xuất để hợp tác các tiêu chuẩn mới phát triển AI. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đã cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn tự nguyện về phát triển AI. Mỹ, Trung Quốc và hầu hết thành viên G20 đã ký Tuyên bố Bletchley về an toàn AI. Nhà Trắng đã ban hành một lệnh hành pháp AI. EU cũng đã đồng ý về Đạo luật AI…

Nhưng những đột phá về AI đang phát triển nhanh hơn biện pháp kiểm soát. Thêm vào đó, những bất đồng về chính sách kiểm soát giữa các nước dẫn đến sự hạn chế về biện pháp kiểm soát. Không những vậy, cuộc chạy đua cạnh tranh AI có thể khiến các quốc gia, tập đoàn công nghệ vì lợi ích thương mại mà “lách” việc kiểm soát. Trong khi đó, mặt trái và rủi ro tiềm ẩn từ AI thì đã quá rõ ràng. Chính vì thế, dù đã có những động thái kiểm soát và hứa hẹn nhiều lợi ích, AI vẫn tiềm ẩn rủi ro lớn cho thế giới.

Bảo Trâm

Bài mới
Đọc nhiều