Lần đầu tiên Triều Tiên ‘làm từ thiện’ lại sau 16 năm
Triều Tiên đã có động thái viện trợ tài chính đầu tiên của cho nước ngoài kể từ năm 2005, khi đóng góp 300.000USD vào sáng kiến viện trợ nhân đạo cho Myanmar của Liên Hợp Quốc.
Cần lưu ý đối với Bình Nhưỡng, viện trợ nhân đạo cho Myanmar, quốc gia bị thiệt hại sau cuộc đảo chính quân sự, là khoản viện trợ bằng tiền đầu tiên cho một quốc gia khác kể từ năm 2005.
Hãng thông tấn, Reuters, dẫn thông tin từ Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên Hợp Quốc, hôm 24/5 cho biết Triều Tiên đã đóng góp 300.000USD vào Quỹ viện trợ nhân đạo cho Myanmar. Đây là sáng kiến của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á, nơi hàng trăm người đã thiệt mạng kể từ cuộc chính biến nổ ra hồi đầu tháng 2.
Vào tháng 1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gửi điện tới Tổng thống Myanmar nhân kỷ niệm 73 năm ngày quốc gia Đông Nam Á độc lập, The Korea Times đưa tin. Ông Kim Jong-un bày tỏ hy vọng vào sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Ngoài CHDCND Triều Tiên, Myanmar còn nhận được hỗ trợ từ Hàn Quốc và một số nước phương Tây. Khoản quyên góp lớn nhất được thực hiện từ Mỹ – họ đã gửi hơn 23 triệu USD cho đất nước.
Hiện tại, Triều Tiên cũng đang phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai và dịch bệnh. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), dẫn phát biểu Chủ tịch Kim Jong Un, hôm 16/6 cho biết kinh tế Triều Tiên dù đã có dấu hiệu cải thiện trong nửa đầu năm 2021, song tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra “căng thẳng”.
“Tình hình lương thực của người dân đang căng thẳng hơn, do ngành nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa gạo bởi những thiệt hại từ trận bão năm ngoái”, ông Kim phát biểu.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh kéo dài đòi hỏi Đảng Lao động Triều Tiên phải đẩy mạnh nỗ lực cung cấp thực phẩm, quần áo và nhà ở cho người dân.
Cho đến nay, dù đang phải xét nghiệm và cách ly cho hàng chục nghìn trường hợp, nhưng Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào. Điều này có được nhờ Bình Nhưỡng đã nhanh chóng thực hiện đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước, dù những biện pháp này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, thương mại.
Trước đó, ngày 1/2 ở Myanmar đã xảy ra đảo chính nhà nước. Quân đội không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử diễn ra hồi mùa thu năm trước, trong đó đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền đã giành chiến thắng quyết định. Quân đội tuyên bố giải tán chính phủ và bắt giam Tổng thống Myanmar Win Myint, lãnh đạo đảng Aung San Suu Kyi, người từng là cố vấn nhà nước và người đứng đầu BNG.
Một thời gian sau trong nước nổ ra các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ bị lật đổ. Trong quá trình giải tán đoàn biểu tình, cảnh sát đã liên tục sử dụng đạn thật.