+
Aa
-
like
comment

Trận lốc xoáy và bão càn quét cấp độ cao đổ về phía Trung Quốc trên mặt trận “Biển Đông”

Ốc Biển Trường Sa - 23/01/2022 19:08

Tuần qua, vấn đề Biển Đông, và các vấn đề quân sự trong và ngoài khu vực đều liên quan đến “hạt nhân” Trung Quốc. Dường như chưa bao giờ, không chỉ thành viên khối tứ giác an ninh mà các “ông lớn” đồng mình liên kết với nhau rất mạnh mẽ, với quyết tâm chống lại Trung Quốc trên nhiều mặt trận.

Tokyo và Paris từng lên kế hoạch tổ chức đối thoại 2+2 trực tiếp tại Nhật Bản vào cuối 2021, nhưng phải hoãn lại do đại dịch Covid-19. Cứ ngỡ đối thoại này sẽ hoãn dài lâu nhưng ngày 20/1, Nhật Bản và Pháp tiến hành cuộc hội đàm an ninh trực tuyến theo cơ chế “2+2” giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước.

Bốn vị Bộ trưởng của cả hai phía Nhật Bản và Pháp đều cùng có chung chia sẻ “quan ngại sâu sắc” về các vấn đề ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Từ đó, đưa ra tuyền bố khẳng định cam kết thúc đẩy hợp tác nhằm đóng góp cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở dựa trên các luật lệ.

Tập trận chung là điều các bộ trưởng cùng quan tâm, các bên đã nhắc đến cuộc tập trận chung hồi năm ngoái, tham gia cùng Mỹ, Australia và Ấn Độ; Mối quan tâm làm sao để việc vận chuyển vũ khí cho hoạt động huấn luyện chung diễn ra thuận lợi cũng được bàn luận đi vào chiều sâu.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, các bộ trưởng đã cùng nhau nâng cấp mối quan hệ, khi Pháp hỗ trợ Nhật khắc phục hậu quả thảm họa kép núi lửa – sóng thần ngày 15/1, do Pháp có các cơ sở quân sự tại các vùng lãnh thổ gần đảo quốc Nam Thái Bình Dương này.

Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Pháp ngày càng siết chặt khi cùng nhìn về một hướng, đưa Trung Quốc vào tầm ngắm, hợp sức cùng đồng minh ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc lên toàn cầu.

Mỹ và EU cùng quan tâm đến vấn đề Biển Đông

Trong diễn biến liên quan vấn đề Biển Đông, để đối phó Trung Quốc, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước Australia và Anh ra sức kêu gọi các quốc gia thực hiện các quyền và tự do hàng hải ở Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không.

Các bộ trưởng Australia và Anh một lần nữa nêu rõ rằng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) liên quan tranh chấp ở Biển Đông mang tính ràng buộc giữa các bên. Anh và Australia cũng nhấn mạnh mọi bộ quy tắc ứng xử đều phải hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, không làm phương hại đến quyền hoặc lợi ích của các quốc gia theo luật pháp quốc tế hoặc làm suy yếu cấu trúc khu vực bao trùm hiện có. Các tuyên bố chủ quyền trên biển và việc thực hiện luật pháp trong nước phải phù hợp với UNCLOS.

Cũng trong thông cáo, các Bộ trưởng Australia và Anh tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, bao trùm, trong đó quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng. Hai bên tái khẳng định cam kết hợp tác với các đối tác để hình thành một khu vực dựa trên nền tảng các quy tắc và chuẩn mực, nơi các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Các bộ trưởng Australia và Anh cũng bày tỏ sự hoan nghênh việc 2 nước tăng cường mối quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bao gồm việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Australia và vị thế mới của Anh với tư cách là Đối tác Đối thoại chính thức của ASEAN. Australia và Anh ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN, cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt và việc triển khai Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Pháp, Nhật Bản tổ chức đối thoại 2+2.

Động thái này của các bộ trưởng Australia và Anh ngầm truyền đi thông điệp ủng hộ Việt Nam trong vấn đề pháp lý – chủ quyền trên Biển Đông. Trước đó một tuần, Mỹ công bố một tài liệu nghiên cứu với nội dung phản bác “các yêu sách trái pháp luật” của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó bác bỏ các cơ sở địa lý và lịch sử của Bắc Kinh. Không chỉ riêng Mỹ, các thành viên còn lại của tứ giác an ninh cũng tăng cường hoạt động, thể hiện rõ động thái lên án Trung Quốc mạnh mẽ và tìm kiếm đồng minh để chống lại sự bành trướng ngày một lớn của Trung Quốc không chỉ vấn đề Biển Đông, mà ở khía cạnh kinh tế toàn cầu.

Liên minh châu Âu (EU) liên tiếp đã phát đi lời kêu gọi các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp trên cơ sở luật pháp quốc tế. Điều này cho thấy, sức nóng liên quan đến Trung Quốc đang ngày càng gia tăng cao độ, khi mà các cuộc tập trận quy mô lớn diễn ra ngày càng thường xuyên thì không ai dám chắc những cuộc “tập trận” ấy chỉ là “thị uy” và để binh lính rèn luyện sức khỏe.

Ốc Biển Trường Sa 

Bài mới
Đọc nhiều