+
Aa
-
like
comment

Tràn lan Fake news – “thuốc độc” trên mạng xã hội

04/06/2020 06:23

Cục A05 Bộ Công an cho biết, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối, phản động… đã đăng tải, phát tán nhiều thông tin không đúng sự thật, fake news xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, công kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước…

Nhận diện hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh

Đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Cục A05 – Bộ Công an) cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình trong nước và thế giới xuất hiện những vấn đề phức tạp mới, diễn biến khó lường, đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát kéo dài, chưa được kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả, đã tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, kinh tế, xã hội của nhiều nước, trong đó có Việt Nam…

Tràn lan Fakenews - "thuốc độc" trên mạng xã hội trong dịch Covid-19 - Ảnh 1.
Tràn lan Fake news – “thuốc độc” trên mạng xã hội (Ảnh minh họa)

Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, chống đối, tội phạm, một số người dân thiếu nhận thức… bằng phương thức thiết lập hàng trăm website và hàng nghìn nhóm (kín và công khai), tài khoản mạng xã hội (facebook, youtube, zalo…) đã tán phát thông tin chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, công kích, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Công tác quy hoạch nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng; xuyên tạc hoạt động điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp trong phòng chống dịch bệnh Covid-19;

Bài xích quan hệ đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc và một số quốc gia khác; kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài;

Nhận diện và đấu tranh với thủ đoạn bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí MinhCông an Hà Nội cảnh báo nóng về các trang facebook giả mạo công an

Trong đó, điển hình như kích động công nhân đình công, “bất tuân dân sự”, đòi yêu sách, không cho người nước ngoài quay trở lại Việt Nam làm việc. Hậu quả, đã làm hơn 1.600 công nhân tại cụm Công nghiệp Hà Lam – Chợ Được ở Thăng Bình, Quảng Nam (ngày 3/2); hơn 5.000 công nhân Công ty TNHH JY Hà Nam tại Thanh Liêm, Hà Nam (ngày 17/2); hơn 3.000 công nhân tại Công ty TNHH Regis, Ninh Bình; công nhân các công ty Kona, Hoa Phú, Triệu Phong ở Long An; Hoàng Long, TP.Thanh Hóa, Vĩnh Long, Thái Nguyên… đình công tập thể.

Thông tin giả mạo, sai sự thật về tình hình dịch bệnh, về công dụng của thuốc, vật tư y tế, sử dụng trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người mắc bệnh, người có nguy cơ lây nhiễm, nhân viên y tế và người tham gia phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn kêu gọi tích trữ lương thực thực phẩm, gây hoảng loạn trong quần chúng nhân dân; phát tán thông tin nhằm trục lợi kinh tế thông qua buôn bán, làm giả vật tư, thiết bị y tế phòng dịch, đầu cơ, kinh doanh qua mạng; mua bán sổ bảo hiểm xã hội trái phép;

Tán phát mã độc kèm thông tin về dịch Covid-19 để tấn công mạng, lấy cắp thông tin, tài sản người dùng và các mục đích khác như: Mã độc đính kèm thư điện tử giả mạo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19; xây dựng Cổng thông tin giả mạo của Bộ Công an; mã độc sử dụng trong phần mềm học tập trực tuyến Bộ GDĐT đang sử dụng.

Vạch mặt đối tượng xấu gây bất ổn bằng thông tin sai sự thật

Trước thực trạng trên, Cục A05 – Bộ Công an đã điều tra, làm rõ các hành vi của các trang mạng, blog chống đối như “tienbo.org”, “Dân làm báo VN”, các tài khoản Facebook (FB) “Nguyễn Văn Đài”, “Le Anh”, “Phạm Kenny”,… đã đăng tải nhiều bài viết như:”Đại dịch vi khuẩn Vũ Hán”,”Rò rỉ sự thật về Wuhan Covid-19 ở VN: Bao nhiêu người đã bị nhiễm và tử vong?”, “VN: Ít ca nhiễm và không tử vong đã được giải mã”, “Làm sao để có tuần lễ vàng?”…

Tràn lan Fakenews - "thuốc độc" trên mạng xã hội trong dịch Covid-19 - Ảnh 3.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch, đối tượng phản động liên tục phát tán thông tin giả, thông tin xấu độc. (Ảnh IT)

Nhiều trang mạng phản động liên tục tung tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, công tác phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước gây hoang mang dư luận, công kích Chính phủ “giấu dịch, che giấu các ca tử vong do nhiễm Covid-19, cập nhật các số liệu giả để làm yên lòng dân”, tung tin trên thực tế, VN đã ghi nhận 43.000 ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong.

Đáng chú ý, FB “Thanh Thanh” đăng bài trong nhóm “Cập nhật tin virus Corona” thông tin tại Châu Đức, Vũng Tàu đã có 1 trường hợp tử vong do Covid-19 nhưng “chính quyền không đưa tin”.

Cảnh giác với “bẫy” thông tin xấu, độcCảnh giác với chiêu trò tung hô nhảm nhí về nhân sự trước thềm đại hội đảng

Fanpage “Việt Tân” đăng tải bài viết:”Đảng quyết định ca nhiễm và ca tử vong”, nội dung tiếp tục tung tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, công tác phòng chống dịch của Đảng, Nhà nước gây hoang mang dư luận, công kích Chính phủ “giấu dịch, che giấu các ca tử vong do nhiễm Covid-19.

FB “Lữ Phụng Tiên” đăng tin trong nhóm “Những người bạn của Đảng Dân chủ Tự do” nội dung xuyên tạc VN chính thức có 02 ca tử vong vì Covid-19, gây hoang mang dư luận.

FB “Thao Luong” đăng bài công kích Chính phủ liên quan quyết định yêu cầu các nhà thuốc báo cáo về các trường hợp mua thuốc trị ho, sốt, cho rằng Chính phủ “giấu dịch, cập nhật các số liệu giả để làm yên lòng dân”.

FB “Thanh Thanh” đăng tải bài viết:”Sự hào phóng của Đảng trong mùa đại dịch Vũ Hán”, nội dung tiếp tục tung tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, cho rằng ngày 12/4 thực tế ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm nhưng không công bố, công kích Chính phủ “thu tiền hỗ trợ chống dịch của dân để đi cho nước khác nhằm nâng cao uy tín của Đảng, bỏ mặc người dân trong nước vật lộn chống dịch”.

Tài khoản FB “Trần Hoàng Minh”, “Le Anh”, “Võ Hồng Ly”, “Trung Son”, “Ngọc Vũ”,… đăng tải, chia sẻ các bài viết, thông tin “Bệnh nhân Việt chết đầy thì bít kín tin, còn bệnh nhân người Anh không giấu được nên là dương tính yếu tức là sắp chết”, “Bắt các facebooker và kết án là phương cách dập dịch của CSVN”, “Dã tâm của TQ trong mùa đại dịch”,… tiếp tục bịa đặt Đảng, Nhà nước “bưng bít” thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam; xuyên tạc Việt Nam đã có nhiều ca nhiễm và người chết vì dịch bệnh hơn rất nhiều lần như truyền thông đưa tin.

Đáng chú ý, FB “Tran Andgrowd (quản trị nhóm “Cập nhật tin viruscorona) đăng tin xuyên tạc App khai báo tình hình dịch tễ Covid-19 trên điện thoại của Bộ Y tế thực chất là “mã độc” để lực lượng An ninh mạng theo dõi người dân; “ăn cắp” thông tin cũng như mật mã chuyển tiền của máy chủ; kêu gọi người dân nào đã cài đặt thì hãy xóa đi và cài lại mật khẩu 2 lớp để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.

Tài khoản facebook “Le Anh” đăng bài “Dã tâm của TQ trong mùa đại dịch, nội dung cho rằng, ngày 13/4/2020, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam 158 km (98 hải lý); theo một số các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Trung Quốc đang tìm mọi cách bắt lấy mọi cơ hội để thực hiện “dã tâm” muốn làm “bá chủ Biển Đông”, nhất là trong thời điểm dịch bệnh đang hoành hành cả thế giới.

FB “Tập hợp dân chủ đa nguyên ” , “Thuy Le” đăng tải các bài viết: “VN sẽ ra sao sau CV19?”, “VN và đại dịch CV19”, “VN nên phóng thích tất cả TNLT trước đại dịch Coronavirus”, “Dân VN đã ai nhận được Chính phủ hỗ trợ gì chưa?”…, nội dung công kích công tác phòng chống dịch bệnh và chính sách hỗ trợ người dân của Chính phủ, cho rằng Đảng, Nhà nước không đủ uy tín và năng lực, phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

FB “Phuong Ngo” đăng tin công kích chính sách thực hiện cách ly nhưng Nhà nước không hỗ trợ cho dân, công kích Chính phủ giấu dịch. FB “Trung Son Nguyen” tung tin ngày 13/4 có 1 trường hợp tử vong nghi nhiễm Covid-19 tại Vĩnh Phước, Nha Trang.

Thông tin xấu, độc gây hậu quả nghiêm trọng

Thượng tá Nguyễn Thành Lợi – Cục A05, Bộ Công an nhấn mạnh: “Những thông tin xấu, độc trên mạng có tác động, ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến đời sống thực.

Trước tiên, nó gây nên hiện tượng nhiễu loạn thông tin, làm cho người dân không biết đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả để thực hiện cho chính xác.

Việc này tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh của Chính phủ cũng như các bộ, ngành và chính quyền các cấp đang nỗ lực thực hiện.

Đặc biệt, những thông tin sai sự thật này có thể gây ra tâm lý hoang mang, gây xáo trộn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong xã hội”.

Hoàng Thành/DV

Bài mới
Đọc nhiều