+
Aa
-
like
comment

TQLC Mỹ “chỉ thẳng mặt” Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương?

04/10/2019 20:42

Đơn vị viễn chinh III thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ cùng với Hạm đội 7 sẽ là trọng tâm trong kế hoạch tác chiến trong khu vực A2/AD của Trung Quốc ở Tây Nam Thái Bình Dương.

TQLC Mỹ "chỉ thẳng mặt" Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương?

“Kế hoạch tham vọng” tái tổ chức Thủy quân lục chiến Mỹ

Các kế hoạch tái cấu trúc lực lượng vũ trang hiếm khi thu hút “nhiều hơn một cái ngáp ngủ” ở Washington, nhưng kế hoạch của Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ (TQLC) là một ngoại lệ.

Được xây dựng bởi Tướng David Berger, kế hoạch được đánh giá là đã đưa ra một “tầm nhìn mới” cho Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ.

Kể từ năm 2001, TQLC Hoa Kỳ đã đóng vai trò là lực lượng “lục quân thứ hai” ở Afghanistan và sau đó là Iraq, họ cũng tổ chức ra các lực lượng đặc nhiệm nhằm ứng phó với khủng hoảng và là thành phần của hoạt động đặc biệt , trong khi vẫn theo đuổi sứ mệnh đổ bộ quy mô lớn.

TQLC Mỹ chỉ thẳng mặt Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương? - Ảnh 1.
Phần lớn lực lượng TQLC Hoa Kỳ sẽ sớm rời khỏi Afghanistan.

Những các hướng phát triển khác nhau này đã khiến một số người lính đặt câu hỏi về cái tên họ đang mang, thậm chí người ta còn cho rằng lực lượng này đang tổ chức như một người bị “rối loạn đa nhân cách”.

Tiếng nói cả trong và ngoài TQLC đã kêu gọi các chỉ huy cấp cao xác định lại mục đích trung tâm của nó.

Trong kế hoạch mới, Berger đã chỉ ra những gì sẽ không bao giờ thay đổi: TQLC Hoa Kỳ sẽ vẫn là lực lượng sẵn sàng chiến đấu ưu tú. Tuy nhiên, kế hoạch rất thẳng thắn về việc lực lượng phải thay đổi, “phát triển hoặc bị ném xuống biển”.

Cá nhân Berger và TQLC chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự khó khăn do nhiều năm lực lượng này đã đầu tư cho các cuộc chiến bất đối xứng, giảm ngân sách và sự quan liêu của Lầu Năm Góc cũng như ngành công nghiệp quốc phòng.

Nhưng nếu kế hoạch thành công, TQLC sẽ “chuyển mình” khi các thách thức đang nổi lên. Vậy Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tương lai sẽ có gì mới?

Tập trung vào các hoạt động quân sự ở Thái Bình Dương

Berger lập luận rằng các đối thủ quân sự trong tương lai sẽ ngày càng phát triển và thậm chí thiết lập A2/AD (khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập) vào các vùng biển nơi Hoa Kỳ từ lâu đã giữ ưu thế vượt trội (ám chỉ Trung Quốc và khu vực Tây Thái Bình Dương).

Do đó, vị tướng này dự định sẽ tái cấu trúc TQLC Hoa Kỳ để có thể tác chiến trong khu vực xung đột này nếu một cuộc “hải chiến khổng lồ” diễn ra.

TQLC Mỹ chỉ thẳng mặt Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương? - Ảnh 2.
Các hạm đội to lớn và đắt tiền của Hải quân Mỹ có thể sẽ nhanh chóng bị hủy diệt trong A2/AD của Trung Quốc.

Kế hoạch bác bỏ quan niệm cho rằng TQLC là một lực lượng tác chiến độc lập, còn Hải quân Hoa Kỳ chỉ đóng vai trò hỗ trợ (vận tải trên biển, không yểm và hậu cần).

Thay vào đó, Berger có kế hoạch xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ, hỗ trợ giữa hai lực lượng, biến cả hai trở thành các thành phần thiết yếu để ứng phó tất cả các hình thức chiến tranh trên biển.

Berger dự định bổ sung các tàu hải quân và thành viên Hải quân vào TQLC cũng như bổ sung lực lượng TQLC vào các hạm đội và đưa các sĩ quan TQLC tham dự vào việc lên kế hoạch tác chiến của Hải quân

Tất cả các sĩ quan mới của TQLC sẽ phải tham gia các khóa huấn luyện của Hải quân về các hoạt động hàng hải. Đây sẽ là một thay đổi lớn về mặt khái niệm đối với TQLC, vì chiến tranh viễn chinh hải quân không phải là nhiệm vụ trung tâm kể từ thời Chiến tranh Thái Bình Dương.

“Chỉ thẳng mặt” Trung Quốc là kẻ địch

Tướng Berger liên tục nhấn mạnh mối đe dọa quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng “chống xâm nhập” từ biển.

Berger tỏ ra dứt khoát trong việc di chuyển lực lượng TQLC ra khỏi Trung Đông và các khu vực khác, để tăng gấp đôi quân số ở Thái Bình Dương.

“Lực lượng viễn chinh III sẽ là trọng tâm chính của chúng tôi, và sẽ chỉ tập trung hỗ trợ Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (USINDOPACOM) và Hạm đội 7 (hoạt động chủ yếu ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương).

Lực lượng viễn chinh I cũng sẽ tập trung vào khu vực tác chiến của Hạm đội 3 (eo biển Bering, Tây Bắc Thái Bình Dương, Bắc Cực và Alaska)”.

Mặc dù Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 7 vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động ở Trung Đông, Berger tuyên bố rằng TQLC sẽ ngày càng chấp nhận “đương đầu với rủi ro” (đồng nghĩa với kế hoạch cơ động về Thái Bình Dương bất kỳ lúc nào nếu cần).

TQLC Mỹ chỉ thẳng mặt Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương? - Ảnh 4.
A2/AD của Trung Quốc và phạm vi hoạt động của Hạm đội 3 và 7 của Hải quân Hoa Kỳ

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ chiến đấu như thế nào trong A2/AD của Trung Quốc?

Phần tiếp theo, Berger mô tả việc tại sao các học thuyết, vũ khí và khái niệm hoạt động quân sự hiện tại không còn phù hợp cho các cuộc chiến trong tương lai, đặc biệt là mối đe dọa ngày càng tăng từ A2/AD do Trung Quốc thiết lập.

Rõ ràng nếu một cuộc chiến nổ ra, TQLC Hoa Kỳ sẽ phải tác chiến dưới hỏa lực chính xác của đối phương, họ sẽ cần phải phân tán thành các đơn vị nhỏ để tránh bị tiêu diệt.

Vì chiến trường bị bao phủ bởi A2/AD sẽ đòi hỏi các hoạt động quân sự phân tán, Berger muốn các vũ khí cộng đồng được đưa từ cấp đại đội xuống các tiểu đội hoặc các nhóm trinh sát.

Điều đó có nghĩa là một sự ủy quyền đối với các chỉ huy đơn vị nhỏ, một triết lý tin tưởng cấp dưới sẽ giúp họ có thể tự đưa ra và thực thi các sáng kiến ​​để đạt được mục tiêu cuối cùng của chỉ huy cấp cao hơn giao cho.

Điều này sẽ đòi hỏi nhiều khả năng mới, bao gồm triển khai các trang thiết bị và vũ khí đặc biệt, tăng cường hệ thống thông tin liên lạc và radar với xác suất bị phát hiện và phản công thấp và ông cũng nhấn mạnh vào các hệ thống phòng không tiên tiến.

TQLC Mỹ chỉ thẳng mặt Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương? - Ảnh 6.
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ cần trang bị các loại vũ khí tiên tiến như hệ thống chiến tranh điện tử LMADIS được gắn trên xe MRZR của Polaris Defense.

Berger cũng bày tỏ tham vọng muốn TQLC có được khả năng tấn công chính xác các mục tiêu đối phương đang di chuyển trên bờ hoặc dưới nước với tầm bắn ít nhất là 350 hải lý (650 km).

Kế hoạch mới cũng lưu ý rằng TQLC đã bắt đầu thử nghiệm các phương án tác chiến mới, như các tàu đổ bộ được trang bị 20 máy bay F-35B (cất cánh từ đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) giúp phân tán khí tài nhiều hơn và tự đáp ứng nhu cầu chi viện hỏa lực nếu Không quân Hải quân bị hủy diệt.

Berger lập luận rằng các nền tảng có người lái lớn và đắt tiền sẽ ngày càng trở thành mục tiêu nhiều hơn và sẽ khiến TQLC trở nên dễ bị tổn thương nếu tập trung chúng ở một số nơi.

Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng TQLC phải tiếp tục tìm kiếm các vũ khí giá cả phải chăng và nguồn cung dồi dào với chi phí bảo trì thấp.

TQLC sẽ cần ít tàu đổ bộ cỡ lớn hơn, nhiều hệ thống không người lái hơn và có thể là ít binh lính hơn nhưng với chuyên môn kỹ thuật cao hơn.

Những thay đổi này sẽ cách mạng hóa cách mà TQLC chiến đấu trong suốt phần còn lại của thế kỷ 21. Berger thẳng thắn tuyên bố rằng ông sẵn sàng thay đổi cấu trúc TQLC để hiện đại hóa, điều này chắc chắn sẽ thu hẹp quy mô nhưng tăng cường chất lượng.

TQLC Mỹ chỉ thẳng mặt Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương? - Ảnh 8.
TQLC Hoa Kỳ đã xác định Trung Quốc là kẻ địch quan trọng nhất và Thái Bình Dương là chiến trường chính trong cuộc chiến tranh tương lai.

Bài học cho các lực lượng vũ trang khác của Hoa Kỳ

Kế hoạch của Berger cung cấp một hướng đi mới mang tính cách mạng cho TQLC, nhưng nó cũng đưa ra một số thách thức nghiêm trọng đối với các lực lượng khác khi họ chuẩn bị cho cuộc chiến trong tương lai.

Lực lượng không quân Hoa Kỳ nên rút ra hai bài học quan trọng từ kế hoạch mới của TQLC Hoa Kỳ.

Đầu tiên và quan trọng nhất, họ cần tránh xa các vũ khí đắt tiền như F-35 và nhanh chóng chuyển sang số lượng lớn các hệ thống nhỏ hơn, không người lái (và có thể là điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo -AI) để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiêu hao lớn ở Thái Bình Dương.

TQLC Mỹ chỉ thẳng mặt Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương? - Ảnh 9.
Đầu tư quá lớn vào F-35 sẽ khiến người Mỹ không còn tiền cho các trang bị quân sự cần thiết hơn trong một cuộc chiến với Trung Quốc.

Thứ hai, Không quân cần hợp tác chặt chẽ với TQLC để tích hợp tốt hơn cho một cuộc chiến tranh lớn ở Thái Bình Dương.

Không quân Hoa Kỳ cần hợp tác (thậm chí phải dựa vào) TQLC cho các hoạt động quân sự nhằm chiếm giữ và bảo vệ các căn cứ, cung cấp phòng không và hỏa lực tầm xa để chống lại các mối đe dọa từ đối phương nhằm vào các hoạt động quân sự trên không.

Lực lượng quân đội Hoa Kỳ hiện đang bị TQLC “cạnh tranh” vì Berger muốn TQLC trở thành lực lượng chiến đấu trên bộ linh hoạt và cơ động nhất ở Thái Bình Dương.

Hướng dẫn của Berger cũng trực tiếp thách thức kế hoạch tiến hành các hoạt động chiến tranh đa miền (multi-domain) của Quân đội Hoa Kỳ trong cuộc xung đột với Trung Quốc trong tương lai (về cơ bản là từ bỏ phòng thủ Thái Bình Dương để rút về bảo vệ bán đảo Triều Tiên).

Lực lượng hải quân Hoa Kỳ chắc chắn sẽ chào đón sự trở lại của Thủy quân lục chiến với tư cách là đối tác đầy đủ trong chiến tranh trên biển, nhưng phê phán sắc sảo của Berger về các hệ thống vũ khí lớn và đắt tiền đã chỉ ra điểm yếu trong ưu tiên trang bị hiện tại của Hải quân.

Chương trình đóng tàu của Hải quân hiện tại vẫn theo hướng sản xuất một số lượng nhỏ tàu chiến đa năng với chi phí lớn (bao gồm một tàu sân bay lớp Ford , 3 tàu ngầm lớp Virginia và 3 tàu khu trục lớp Burke chỉ riêng năm 2020).

Những hệ thống vũ khí lớn, có người lái này đang trở thành những “mục tiêu có giá trị” trong khu vực A2/AD.

TQLC Mỹ chỉ thẳng mặt Trung Quốc là địch: Bỏ Trung Đông, khuấy tung Thái Bình Dương? - Ảnh 10.
USS Gerald Ford là tàu sân bay mới và đắt tiền nhất của Hải quân Mỹ, tuy nhiên do gặp một số sự cố nên nó vẫn chưa chính thức được đưa vào trang bị.

Lực lượng đặc biệt (LLĐB) Hoa Kỳ được cho là tương đồng với tầm nhìn của Berger về các hoạt động phân tán, thành lập các đơn vị nhỏ.

Khi kế hoạch mới được triển khai, TQLC và Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Hoa Kỳ sẽ ngày càng hợp tác sâu để phát triển các năng lực tác chiến mới – bao gồm vũ khí, thiết bị liên lạc, hệ thống tình báo…

Nhưng TQLC cũng cần học một bài học quan trọng từ LLĐB, những người thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ có tính độc lập, rủi ro, nhanh chóng và bí mật.

Để làm như vậy một cách hiệu quả, các chiến đấu viên của LLĐB luôn có tuổi quân lớn hơn so với những người lính thông thường, được huấn luyện trong thời gian dài hơn và được sàng lọc cẩn thận về tâm lý.

Ngược lại, TQLC (và Quân đội Hoa Kỳ) thường đưa những người trẻ tuổi và ít kinh nghiệm nhất vào vị trí tiên phong trên chiến trường.

Tầm nhìn của Berger có thể khiến TQLC suy nghĩ lại về mô hình chiến đấu phụ thuộc những người lính mới 18 tuổi – đó sẽ là một thách thức phá vỡ “văn hóa của TQLC” trong thế kỷ 21.

Kết luận

Ở cương vị của mình, tướng Berger với suy nghĩ “táo bạo” đã lập ra một kế hoạch đáng chú ý và sẽ ảnh hưởng đến hướng đi của TQLC trong nhiều năm tới.

Nếu nỗ lực đột phá của Berger giúp thúc đẩy phần còn lại của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ suy nghĩ thực tế hơn về chiến tranh trong thế kỷ 21, nó sẽ phục vụ cho một mục đích thậm chí còn quan trọng hơn là định hình lại TQLC.

Hoài Giang

Bài mới
Đọc nhiều