Top 10 quốc gia khó bị nước ngoài xâm chiếm nhất thế giới (phần 2)
Nếu tấn công xâm chiếm nước Nga, nếu sống sót được qua mùa Đông thông thường thì sau đó sẽ là “mùa Đông hạt nhân”.
Nếu tấn công xâm chiếm nước Nga, nếu ai đó sống sót được qua mùa Đông thông thường ở quốc gia này thì sau đó cũng không có khả năng sống sót qua “mùa Đông hạt nhân”.
Dưới đây là 5 quốc gia còn lại trong danh sách TOP 10 quốc gia khó bị xâm chiếm nhất thế giới.
Xem phần 1 tại Đây
6. Triều Tiên
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un hiện là người sở hữu một đội quân đáng nể. Triều Tiên có hơn một triệu binh sĩ thường trực; 4200 xe tăng và 222 máy bay trực thăng tấn công.
Điều này mang lại cho quốc gia ở Đông Bắc Á một quân đội lớn hơn bất kỳ quốc gia NATO nào khác ngoại trừ Hoa Kỳ. Họ cũng được cho là có vũ khí hạt nhân với tầm bắn tới Hàn Quốc, Nhật Bản và có lẽ là bờ biển phía tây của Mỹ.
Kể từ khi căng thẳng gia tăng gần đây do Triều Tiên đẩy các vụ thử hạt nhân và Mỹ tiến hành điều chuyển quân đội, Trung Quốc và Nga nghi ngờ rằng một cuộc xâm lược có thể xảy ra.
Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ đưa các lực lượng chung giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản thực hiện một cuộc xâm lược tiền tàng đối với Triều Tiên. Với quân đội khổng lồ như Triều Tiên hiện nay, hàng trăm, hàng nghìn người lính đối thủ có thể sẽ gặp phải khó khăn chưa từng phải đối mặt.
7. Nga
Nếu Napoleon hoặc Hitler còn sống, sẽ rất sốc khi hỏi họ rằng cuộc xâm lược của Nga đã diễn ra như thế nào. Quân đội của Hoàng đế Napoleon và trùm Phát xít Hitler từng rất hùng mạnh nên họ đã tấn công vào nước Nga, nhưng sau một thời gian ngắn họ buộc phải tháo chạy.
Nga là quốc gia lớn nhất thế giới. Và chìa khóa cho sự an toàn của quốc gia này nằm ở địa lý và tất nhiên, khí hậu vô cùng khắc nghiệt ở nước này. Hầu hết vùng đất của Nga được bao phủ bởi những ngọn núi hoặc tuyết dày hơn chiều cao của một con gấu Bắc Cực.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Nga đã chủ động rút lui khiến Phát xít Đức bị mắc kẹt và đóng băng đến chết. Chiến lược này hoạt động rất hiệu quả và cuộc xâm lược của Đức Quốc xã đã thất bại dẫn đến sự sụp đổ sau này của Hitler.
Ngày nay, Nga đội quân lớn gồm khoảng 845.000 người, đông thứ 5 thế giới. Vào những lúc cần thiết, Nga cũng có thể triển khai 3.500 máy bay quân sự và hạm đội gồm 350 tàu chiến. Moscow cũng có khoảng 7000 tên lửa hạt nhân.
Vì vậy, ngay cả khi ai đó sống sót qua mùa Đông thông thường của họ, cũng không có khả năng sống sót qua “mùa Đông hạt nhân”.
8. Australia
Australia là một sa mạc nổi giữa xung quanh là biển cả. Quân đội đối địch gần nhất có thể đến Australia ở khoảng cách 11.000 km. Đó là trường hợp của Nhật Bản. Trong Thế chiến II, Nhật Bản thực sự đã lên kế hoạch xâm chiếm Australia nhưng phải từ bỏ sau đó.
Bởi vì người Nhật Bản biết rằng ngay cả khi họ tới được Australia, 95% vấn đề của họ vẫn tồn tại. Để xâm chiếm Australia, họ sẽ phải chinh phục một vùng đất hẻo lánh thực sự.
Diện tích đất hoang hóa, hẻo lánh chiếm tới 70% diện tích đất liền của lục địa Australia, chưa kể sa mạc trải dài hàng ngàn km đủ để cung cấp cho các điều kiện thuận lợi của quân đội nước chủ nhà thực hiện các cuộc tấn công du kích. Sẽ là một ý tưởng khá xấu để thực hiện một mục tiêu không dễ dàng là nước Australia.
9. Bhutan
Bhutan là một quốc gia hẻo lánh, ẩn dật nằm ở dãy Hy Mã Lạp Sơn với một đội quân gồm 6.000 người, không có pháo binh và không có không quân.
Lý do tại sao Bhutan lọt vào danh sách này là vì lịch sử không bao giờ bị xâm chiếm. Mặc dù nó đã bị người Anh tấn công vào những năm 1700 nhưng chưa bao giờ bị chinh phục hoàn toàn.
Ngày nay, cuộc xâm lược tiềm tàng nhằm vào quốc gia này là không thể vì địa hình đặc biệt của Bhutan. Nằm ở vị trí cao hơn mực nước biển 300 mét, đủ để gây ra cho những kẻ địch tiềm tàng những bệnh về độ cao và ngay cả xe tăng cũng không có cơ hội hoạt động ở nơi này.
Thêm vào đó, một người bạn tốt bụng của Bhutan là Ấn Độ đã quyết định đưa quốc gia nhỏ bé này vào danh sách những nước New Delhi sẽ bảo vệ. Ấn Độ cũng cung cấp vũ khí, vật tư và huấn luyện quân sự cho quân đội nhỏ của Bhutan.
Những yếu tố này làm cho bất cứ kẻ xâm lược nào cũng hoàn toàn mất động lực để xâm chiếm đất nước Bhutan. Thực tế này dẫn đến việc đất nước Bhutan vẫn luôn an toàn và lành mạnh.
10. Iran
Có một lý do khiến Iran có biệt danh là “Pháo đài”. Địa hình Iran Phần lớn là miền núi, giống như Afghanistan. Người ta đều biết rằng Afghanistan vẫn chưa bị NATO chiếm giữ mặc dù đã có nhiều năm xâm lược.
Iran có một đạo quân gồm hơn nửa triệu binh sĩ; 1658 xe tăng và 137 máy bay có thể thực hiện một cuộc kháng cự thậm chí là chinh phạt đủ mạnh trong khu vực.
Hơn nữa, Iran có một mạng lưới các căn cứ tên lửa ngầm mà chính phủ tuyên bố đăng nằm sâu khoảng 500 mét dưới lòng mỗi tỉnh thành của nước này. Do đó, các lực lượng xâm lược tiềm tàng sẽ phải lần lượt loại bỏ từng căn cứ hẻo lánh, biến nó thành một quá trình vô tận và đẫm máu.
Xem phần 1 tại Đây
Cao Phúc