+
Aa
-
like
comment

Tổng thống Vladimir Putin – Con đường đi vào ngôi đền huyền thoại

09/10/2020 05:16

Ngày 24/12/1991, Liên bang Nga nắm ghế của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc. Ngày hôm sau, Tổng thống Gorbachev từ chức, Liên bang Xô Viết hoàn toàn sụp đổ, và vì thế cũng chấm dứt chế độ lớn nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hàng triệu người gốc Nga bỗng thấy mình đang sống tại một trong những “nước ngoài” vừa được thành lập do Tổng thống B.Yeltsin – một người thân phương Tây nắm quyền tối cao.

Trong thời kỳ B.Yeltsin, ông ta vay được 40 tỷ USD từ IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác để củng cố quyền lực. Một số người Nga tin rằng việc vay tiền từ IMF chỉ một thời gian ngắn trước khi rơi vào tình trạng vỡ nợ năm 1998 là một âm mưu đã được tính toán kỹ lượng từ trước.

Năm 1998, một cuộc khủng hoàng kinh tế và chính trị xuất hiện khi chính phủ vỡ nợ, nền kinh tế Nga và đồng Rúp hoàn toàn sụp đổ. “Công đầu” và “công lớn nhất” dĩ nhiên là thuộc về Yeltsin.

B.Yeltsin nổi tiếng là một Tổng thống giỏi, trong đó có thể kể ra như giỏi bốc đồng, có tài uống rượu và khả năng phá hoại vô biên khi làm tan nát gần hết các giá trị di sản cũ hậu Liên Xô. Ngành công nghiệp nổi nhất và có nguồn thu nhiều nhất của LB Nga là dầu khí đã tan vỡ khi Yeltsin đã bán rẻ mạt với cái giá như cho – cho lực lượng thanh niên đã tung hô ông lên làm Tổng thống. Chàng trai Do Thái R.Abramovic (chủ tịch đương nhiệm của CLB Chelsea) đến tán cô thiếu nữ Olga – vốn là cháu ông Yeltsin và sau đó cưới được cô này về làm vợ với của hồi môn là một công ty dầu khí khủng. Thế là R.Abramovic trở thành tỷ phú chỉ sau đêm tân hôn.

Một ví dụ khác, đó là Berezovski – tay chân đắc lực của Yeltsin trong kì bầu Tổng Thống Nga 1991 nhận được quà tặng trị giá gấp đôi Abramovic, đó là hai công ty dầu. Chẳng những thế ông này còn được đề bạt giữ chức phó thủ tướng mặc dù là người Do Thái.

Người Mỹ thản nhiên và ung dung chờ LB Nga nối gót LB Soviet (Liên Xô) tiếp tục chia năm xẻ bảy, như cái cách Yeltsin đang phá nát nước Nga. Chỉ có điều một bất ngờ đã xảy đến, khi mà B. Yeltsin có quyết định “sáng suốt” nhất cuộc đời, đó là ủng hộ một “người trẻ tuổi” lên làm Tổng thống thay mình.

Vâng, người trẻ tuổi đó chính là Tổng thống đương nhiệm của Nga, V.Putin “Đại đế – Sa hoàng có bàn tay sắt”.

Lễ nhậm chức Tổng thống Nga đầu tiên của ông Vladimir Putin vào ngày 7/5/2000. Buổi lễ nhậm chức được diễn ra theo kế hoạch, phần tuyên thệ nhậm chức diễn ra khá nhanh. Những biểu tượng của quyền lực tổng thống, huy hiệu tổng thống và một bản hiến pháp được giữ trong thư viện của tổng thống giữa các lần nhậm chức, để chờ nguyên thủ tiếp theo của nước Nga. Cuối cùng, 30 phát đại bác được bắn từ bên ngoài điện Kremlin đánh dấu lễ tuyên thệ.

1. Nhẫn nhịn để nắm quyền, nhẫn nhục để phát triển và nhẫn tâm với kẻ thù để bảo vệ LB Nga.

Ngày 15/05/1999, Yeltsin lại vượt qua được một nỗ lực buộc tội ông, lần này bởi những đối thủ bên trong Duma Quốc gia. Ông bị buộc nhiều tội vi hiến, quan trọng nhất là đã ký kết các thoả thuận tại Belovezhskaya Puscha, giải tán Liên bang xô viết vào tháng 12, 1991; vụ đảo chính tháng 10, 1993 và gây ra cuộc chiến ở Chechnya năm 1994.

Ngày 09/08/1999 Yeltsin cách chức thủ tướng Sergei Stepashin, và là lần thứ tư, cách chức toàn bộ nội các. Trong cả cuộc đời mình, Yeltsin luôn nổi tiếng là người bốc đồng trong việc cách chức và cải tổ lại bộ máy nhân sự của mình. Khi ấy vị Tổng thống kỳ cựu Yeltsin ngồi ngắm 8 ứng cử viên thay thế, khi ông sắp hết 2 nhiệm kì. Và ông quyết định ủng hộ Vladimir Putin, một người khá kín tiếng ở thời điểm ấy làm thủ tướng và thông báo ý định muốn đưa Putin làm người kế vị mình.

Vì sao ư? Vì Yeltsin làm Tổng thống không tốt, bệnh tim, nghiện rượu, bốc đồng và phạm nhiều tội. Tội to nhất là cho lính nã đạn vào Quốc hội. Thế nên Yeltsin cần một người chín chắn không đưa ông ra tòa sau này. Và Putin là người được chọn, khi suốt 2 năm ông ấy bí mật hoạt động, và khôn khéo lấy lòng vị Tổng thống bốc đồng Yeltsin.

Và thế là ngày 9/8/1999, cùng ngày cách chức Thủ tướng Stepashin, trong một chương trình truyền hình đặc biệt, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã gọi tên người mà ông tin tưởng để kế nhiệm vai trò lãnh đạo đất nước – Vladimir Putin. Vào thời điểm đó không ai có thể ngờ được rằng, Vị Giám đốc Cơ quan an ninh rất ít tiếng tăm trong chính giới này lại chính là người sẽ làm thay đổi nước Nga.

Năm 2000, Putin lên ngôi vị cao nhất nước Nga. Khi ấy họp Douma Nga, các đại biểu thường đấm nhau như cơm bữa, cán bộ hưu trí đã 6 tháng không lương. Đồng Rúp siêu mất giá, các siêu thị trống rỗng. Tàu ngầm bắn thử tên lửa rơi ngay trước mặt. Tàu chiến đi thao diễn ngoài biển thì phải dùng tàu khác kéo về. Tàu vũ trụ bay lên chưa đạt 50 Km đã nổ tung. Một bức tranh không mấy tốt đẹp dự báo một tương lai ảm đạm hơn nữa của LB Nga. Nhưng thế có hề gì khi ngài Yeltsin đã hạ cánh an toàn, có thể an tâm hưởng thụ nốt mấy năm cuối đời của mình.

Nước Mỹ và phương Tây khi ấy xem thường nước Nga tới mức cho rằng nó không bằng một góc sự cố Y2K năm nào. Đúng rồi, một gã đại tá KGB chưa ráo máu đầu thì làm được trò trống gì cho đời, tình báo CIA thông báo thế tới Nhà Trắng. Nước Mỹ chờ ngày LB Nga tan vỡ, họ cũng lười đụng tay.

Thế nhưng người cựu Đại tá KGB ấy đã khiến Mỹ đã ôm hận vì sự chủ quan, khinh địch của mình.

2. Chiến dịch bàn tay sắt của “V.Putin đại đế”.

Việc đầu tiên của V.Putin làm khi nắm quyền, đó chính là chỉnh đốn quân kỷ, nắm quân đội vào tay và dĩ nhiên, tất cả diễn ra trong lặng lẽ “thần không biết quỷ chẳng hay”.

Nắm được quân đội rồi, đảm bảo chắc rằng chỉ cần hạ lệnh sẵn sàng có tên lửa tung bay. Việc thứ hai Tổng thống V.Putin làm là tìm cách vực dậy nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. À không, thực sự thì nó đã tan nát trước đó từ năm 1998.

“Của Ceasar trả lại cho Ceasar”, còn tài sản của nước Nga thì phải thuộc về Nga. Quan điểm của V.Putin là vậy.

Và thế là vào một ngày đẹp trời năm 2003, V. Putin tập trung tất cả các nhà tài phiệt nước Nga lại họp một “phiên bất thường” về “vấn đề thuế”. Hôm ấy có sự xuất hiện của toàn các bậc tai to mặt lớn, nắm hầu hết của cải của nước Nga bao gồm tài phiệt dầu (vàng đen), tài phiệt khí đốt (vàng xanh) và các nhà tài phiệt khác như nhôm, đồng, sắt thép, luyện kim, chế tạo máy.

Trong phiên họp ngày ấy, Tổng thống Putin trẻ trung và giản dị, bộ vest thì cũ nhưng nụ cười luôn tươi. Các nhà tài phiệt sang trọng lắm, họ có hàng tỷ đô la cơ mà. Dĩ nhiên, sẽ có một vài tỷ phú thỉnh thoảng ném cho Putin một ánh mắt xem thường, kiểu: “Chờ xem mày làm gì để thuyết phục chúng tao nộp thuế nào?”.

Nhưng mà Putin hôm ấy tuy hay cười nhưng nói thì khá ít, đại khái có phát biểu thế này: “Kính thưa các vị đại biểu, khách quý. Hôm nay tôi không hỏi các anh về việc cũ, kiểu như sau một đêm ngủ dậy thành tỷ phú. Tôi muốn hỏi tội các anh ‘nạn trốn thuế có hệ thống’. Nhà nước LB Nga nếu không thu được thuế từ các anh thì lấy gì để trang trải trong Xã hội này. Tôi bắt đầu chiến dịch điều tra nạn trộm cắp này. Nếu không phục tùng, các anh có hai sự lựa chọn. Lựa chọn đầu tiên là vào nhà đá…”.

Cả hội trường sôi động hẳn lên, hoài nghi chứ, dĩ nhiên. Nhưng chờ xem lựa chọn thứ hai là gì đã hẵng tính. Lúc đó V.Putin nói tiếp, lần này không cười nữa, ông bảo: “Lựa chọn thứ hai là bị bắn chết. Hội nghị đến đây kết thúc.”.

Nói xong Tổng thống bước ra ngoài, không thêm vọng vào một câu chốt: “Tôi không biết nói đùa đâu!”.

Giới tài phiệt Nga sững sờ, dĩ nhiên có người tin người không. Trong hai người đàn ông từng hưởng lợi từ Yeltsin, Abramovic thì tin còn Berezovski thì không. Rốt cục, số phận hai người đã rẽ theo hai nhánh rất khác nhau.

Tỷ phú Abramovic tin V.Putin nói được làm được, dĩ nhiên, trang thức thời mới là tuấn kiệt. Ông này đã bí mật tiếp xúc Tổng thống Putin và khai báo danh sách những kẻ trốn thuế, phương thức trốn thuế, kiểu muốn trốn thuế thì đút lót cho những ai trong chính phủ. Các bạn tình báo KGB của ngài Putin vào cuộc. Ông Putin hứa với Abramovic sẽ tha bổng cho ông này, nhưng phải ngoan. Thế là sau khi bị mất một phần lớn tài sản, R. Abramovic nhảy sang Anh Quốc làm chủ tịch FC Chelsea – một CLB Bóng đá.

Không phải ai cũng tỉnh táo và thức thời như Abramovic, người không tin thì mất hết tài sản, kẻ chống đối thì xin mời vào tù để chiêm nghiệm cuộc đời. Nhớ khi ấy, người được xem là tài phiệt giàu nhất nước Nga – ngài lãnh chúa Khodorovski – chủ tịch tập đoàn dầu khí Yukos lĩnh án 18 năm. Ngồi tù tại vùng lạnh giá Siberi được 11 năm, nhớ là hai cường quốc là Mỹ, Đức xin Putin cho lãnh chúa Khodorovsk ra tù. V.Putin đồng ý, Khodorovsk bị trục xuất đi thẳng từ nhà tù đến sân bay luôn. Từ đó ngài Khodorovsk sống lưu vong ở London suốt quãng đời còn lại.

Riêng phó thủ tướng Berezovski âm thầm ôm tiền, sau vài năm cảm giác đã tích lũy đủ, thế là tìm cách chạy sang London vào năm 2015, chả biết có phải để làm bóng đá như Abramovic không nữa. Nghe đồn ông này cứ mỗi lần đi ra khỏi nhà là có 5 ô tô giống nhau rẽ theo 5 hướng khác nhau. Thế mà vẫn bị tóm và treo cổ. Một phó thủ tướng nữa tên Boris Nemtsov, vốn là người gốc Do Thái. Ông này ra mặt chống chính quyền dưới sự hậu thuẫn của Mỹ. Ừ kinh đấy, nhưng sau khi Putin thu thập đủ bằng chứng tố cáo ông này cung cấp tin tình báo cho Mỹ, Nemtsov đã phản pháo rằng đó là âm mưu cáo buộc vô lý của V.Putin nhằm loại bỏ đối thủ chính trị.

V.Putin thờ ơ, bất ngờ là ngày 27/02/2015, ngay trước điện Kremlin, Nemtsov bị những kẻ bịt mặt bắn chết. Mỹ tố cáo Putin đã âm mưu sát hại đối thủ, Putin thì nói rằng đấy là một âm mưu nhằm đổ tội cho ông. Tại Washington DC, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng, công bằng và minh bạch để tìm và đưa ra trước công lý những kẻ phải chịu trách nhiệm cho “hành động giết người tàn ác” này. Tại Moskow, Putin gọi đây là một hành động “tàn bạo”, một vụ ám sát theo hợp đồng và ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra dưới sự chỉ đạo của Tổng thống.

Thực hư thế nào có Chúa mới biết!

3. Những nước cờ cao tay của V.Putin đại đế. Sự trở lại của một siêu cường.

Năm 2000, nước Nga của vị Tổng thống trẻ Vladimir Putin bước vào một giai đoạn lịch sử đặc biệt với nhiều khó khăn thời kỳ hậu Xô Viết. Bằng tầm nhìn của một nhà cải cách và sự quyết đoán của một nhà lãnh đạo cứng rắn, Tổng thống Putin đã tận dụng và phát triển các nguồn lực của nước Nga: Công nghệ cao, vũ khí mạnh và công nghiệp phát triển. V.Putin Đại đế đã chứng tỏ cho thế giới thấy rằng nước Nga không dễ bị đánh bại.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm hàng không – vũ trụ quốc tế MAKS-2019. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ăn một cái kem ngọt ngào khi hai nhà lãnh đạo cùng đi dạo quanh những chiếc máy bay quân sự.

Và sự thật, LB Nga đang từng bước trở lại vị thế một siêu cường trong sự bất ngờ và sửng sốt của Mỹ và đồng minh phương Tây. Sự thật, theo như giới chuyên môn đánh giá thì “sự chủ quan của Đại bàng Mỹ đã khiến gấu Nga vươn mình sau giấc ngủ đông”.

Sau khi đập tan sự lũng đoạn của các tài phiệt, V.Putin đã khôi phục lại các công ty dầu khí Gasprom vĩ đại, Rosneb vĩ đại. Cũng phải nói rằng, khi Mỹ đang nghĩ cách làm thế nào gài khủng bố vào Trung đông thì giá dầu tăng cao từng ngày. Có tiền để khôi phục cuộc sống nhân dân, người Nga đã bắt đầu dần có một cái nhìn tươi sáng.

Người ta có câu: An bang rồi mới định quốc. Putin cũng đồng ý với nhận định này. Trước khi bắt tay vào công cuộc kiến thiết LB Nga từ đống hoang tàn, Tổng thống quyết định dẹp loạn. Hồi ấy các nước cộng hòa hồi giáo phía nam vùng Cavcaz luôn có bạo loạn. Khi Liên Xô sụp đổ là cơ hội vàng đòi độc lập. Ông Yeltsin đốc thúc quân lính đánh vào Chechnia mãi không thắng. Hai bên thương vong nhiều, nhì nhằng, kiểu chả bên nào làm được bên nào.

Nhưng đến thời V.Putin thì khác, ông cũng chọn cái cách làm y như vua Đinh dẹp 12 sứ quân tài phiệt. Khi Tổng thống mang mấy vạn cấm quân triều đình xuống dẹp loạn, ông đã nói với các thủ lĩnh thổ phỉ, rằng: “Này, tôi bảo thật. Các ông không đủ sức chống lại tôi đâu. Bây giờ tôi cho các ông hai con đường. Một là đầu hàng về làm người tử tế, hai là đi ra nước ngoài. Mỹ bỏ tiền của đang kêu gọi các ông sang Syria, Iraq…”, thế mà chỉ sau 2 tuần đội quân đồ sộ ấy tan rã. Những người đầu hàng sẽ xếp hàng bên này. Ai đi nước ngoài xếp hàng bên kia.

Ừ đấy, V.Putin có biết nói đùa đâu. Hồi ấy dĩ nhiên rồi, có một thủ lĩnh thổ phỉ còn trẻ tuổi tin lời Putin và xếp vào bên này, thế là anh ta được làm Tồng thống nước cộng hòa Chechnia cho đến tận ngày nay. Còn những kẻ xếp hàng sang bên kia thì số phận trái ngược. Dù tập hợp được đội quân hơn 20 vạn thật đấy, nhưng phải chui lủi như nhà có tang, sau cùng phải dạt sang Syria và chết nhăn ở đấy.

Sau khi nước Nga trên đà quật khởi, Mỹ và phương Tây tuy vẫn xem thường nhưng đã cảnh giác dần. Thế là họ vạch ra kế hoạch nuốt hết các nước tách ra từ Soviet cũ, sáp nhập vào Nato.

Mỹ lên kế hoạch và lập tức triển khai, mở màn là nuốt Gruzia. Một kế hoạch nữa là khai thác dầu từ Trung Á gồm các nước khối liên hiệp Liên Xô cũ: Kazastan, Uzbech, Kirgistan, Turmenski, Tagistan, Azebaijan… Mỹ và đồng minh kịp bắc đường ống chảy qua Armenia sang Gruzia, ra biển Đen rồi mang lên tàu thủy đi bán. Nếu kế hoạch này thành công, đảm bảo đám tư bản sẽ kịp xâu xé hết phần thịt còn sót lại mà Liên Bang Xô Viết cũ để lại cho Nga.

Có một giáo sư nào đó mà tôi đã quên tên, nói một câu rất hay như thế này. Đại khái là: “Những kẻ cuồng tín thường khen tư bản đến tột cùng mà không biết tư bản phải gắn liền với giá trị thặng dư, không bóc lột thì sẽ đi ăn cướp”. Cái gì hay nên học, cái tốt nên theo. Nhưng đi lừa bóc lột hay đi ăn cướp thì cần phải lên án cả.

Tổng thống Putin cũng nghĩ như thế, ông nói với truyền thông phương Tây đại ý như này: “Tôi xin nhắc các nhà tài phiệt phương tây hai vấn đề. Thứ nhất là Nato, chỉ ba nước Baltic vào Nato rồi do ngài Gorbachev bật đèn xanh, 12 nước cộng hòa còn lại không được vào Nato. Nói không nghe thì tôi bắn. Thứ hai là về vấn đề tài nguyên thiên nhiên như dầu và khí đốt, tôi cấm Mỹ và phương tây khai thác. Hãy nhớ nhé.”.

Và Putin nói được làm được đồng chí ạ!

Năm 2000, giai đoạn khi nước Nga vẫn chưa vực dậy được sau sự sụp đổ của Liên Xô trong khi văn hóa đại chúng Mỹ – từ McDonald’s đến Coca Cola – thống trị đời sống người Nga. Người Mỹ hẳn đã mơ về tương lai tương tự với Tổng thống Putin. Nhưng Putin thì không nghĩ vậy, nhưng ông rất biết nhẫn. Vậy nên giai đoạn “tốt đẹp” trong quan hệ Mỹ – Nga kéo dài khá lâu, tận đến năm 2008 cơ.

Năm 2008 thì có gì à? Ấy là Gruzia mất một nửa đất liền và 1/3 bờ biển về tay Nga, đường dẫn dầu ăn cướp không thể êm đẹp tuồn khỏi Nga nữa. Mỹ bắt đầu điên tiết và đề cao cảnh giác, bắt đầu xiết dần vòng vây kiềm tỏa Nga. Nhưng khi ấy, Mỹ còn đang bận chạy đua Tổng thống, hồi ấy căng lắm. Nhớ năm 2012, khi Mitt Romney ra tranh cử tổng thống, ông ta nói Nga là một mối đe dọa lớn với Mỹ. Không ai tin Romney và Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ thứ 2.

Chỉ vài năm ngắn ngủi sau đó, Putin thể hiện rõ rằng nước Nga sẽ không yên phận ở trong tầm ảnh hưởng của Mỹ. Và quả thật, năm 2014 cả hai chính thức trở mặt và chửi nhau tóe máu đầu. Ấy là khi V.Putin đã dẹp loạn Ukraine. Tình báo Nga biết được cuộc đảo chính Maidan tại Kiev sẽ nổ ra năm 2014 (do Mỹ giật dây). Chính quyền bù nhìn mới sẽ đuổi hạm đội biển đen Nga ra khỏi Sevastopol, thế vào đó là hạm đội 6 Nato.
Maidan nổ ra và thành công. Sau đó Mỹ và Nato nâng li chúc mừng chiến thắng. Đang nhâm nhi rươu mạnh thì nghe tin Putin đã lấy hẳn Crimea. Toàn bộ tàu chiến Ukraine bị nhốt bằng mấy cái tàu hỏng chắn ngang đường. Binh lính bị bắt. Ai chống đối bị bắn.

Chứng kiến cuộc sáp nhập thần tốc của Crimea vào Nga, bất ổn ở miền Đông Ukraine với sự nổi dậy của những lực lượng thân Nga ầm ầm nổi lên. – Mỹ không giận sao được. Thế là tuyên bố cấm vận, tuyên bố bao vây kinh tế, tố V.Putin độc tài và ngang ngược. V.Putin bị tấn công rầm rộ trên mọi mặt trận truyền thông.

Nước Nga hồi ấy tuy còn chưa thực sự khỏe ngang tầm Mỹ nhưng đã cứng cáp lắm rồi, V.Putin tuyên bố: “Ừ, anh mày độc tài đấy thì đã làm sao. Tao có sự ủng hộ của 80% dân Nga đấy.”

Tháng 9/2015 Putin ra lệnh chuẩn bị ném bom để tiêu diệt đám khủng bố tại Syria. Đất nước này do “mùa xuân A rập” quấy phá, từ 2011 do Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì, Israel, A rập Xê út, Qatar tài trợ khủng bố. Ngoài ra có Canada, Newzeland, Úc giúp ném bom ké (tổng cộng 27 nước tham chiến). Đất nước Syria trở thành đống gạch vụn, người dân Syria đang đứng trên bờ vực tuyệt vọng và cạn kiệt niềm tin.

May mắn cho họ, độc tài Putin đã không nhắm mắt làm ngơ để mặc Mỹ xé nát Syria, ông Putin can thiệp vào nội chiến Syria nỗ lực cứu vớt nước này khỏi tan nát. May mắn, người Syria đã nhận ra bản chất khốn nạn của Mỹ, vậy là liên quân Nga – Syria đã đánh bại nhiều nhóm nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn.

Đám loạn quân khủng bố do Mỹ cài vào hoặc tạo ra chứ ai. Putin thừa biết điều này. Và ông đã từng có phát ngôn hùng hồn: Tha thứ cho khủng bố là việc của Chúa. Còn tiễn chúng lên đường đến với Chúa là việc của chúng tôi.

Sự kiện này đầy tính biểu tượng, đánh dấu sự trở lại của Nga trên vũ đài thế giới và từ chối cho phương Tây quyền can thiệp vào nội bộ bất cứ nước nào họ muốn. Và cũng tương tự cuộc sáp nhập Crimea, Putin khiến cả thế giới ngỡ ngàng với sự dứt khoát và tính toán chuẩn xác của ông.

Năm ấy, truyền thông phương tây dưới sự chỉ đạo Obama đã mở hết công suất bêu xấu Nga. Đồng thời cấm vận Nga. Bao vây cấm vận kinh tế, đe dọa tấn công quân sự trên mọi mặt trận.

Đáp lại, Tổng thống nói: “LB Soviet cũ của bọn tao có thể không biết làm kinh tế, nhưng rất giỏi chế tạo tên lửa. Tao còn 3 kho tên lửa dự trữ và mấy lò hạt nhân đấy. Trong mấy năm bị bọn mày xem thường vì nghèo, LB Nga bọn tao đã chế tạo được tên lửa siêu thanh.”.

Mỹ dĩ nhiên là không tin, có lý nào đám Nga ngố lại có tốc độ bay nhanh hơn mình.

Thế là năm 2016, Nga Ngố mời Trung Quốc quan khán một trận diễn tập phóng tên lửa, nhìn xem chúng nó bay có đẹp mắt hay không. Buổi diễn tập thành công tốt đẹp, mấy anh bên TQ gật gù khen: Tên lửa bay nhanh và đẹp lắm ông giáo ạ. V.Putin gật gù: Nhanh là phải. Bọn này bay với tốc độ 24.000 Km/h bằng 20 lần tốc độ âm thanh.

Kể từ hôm ấy truyền thông phương Tây đã dè dặt đi khá nhiều.

Rồi nữa, trước thềm World cup 2018, Mỹ đã nói về một sự “bất ổn và thiếu an ninh” khi gấu Nga tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Và một loạt các cáo buộc vô lý, nhắm vào các VĐV Nga sử dụng doping có hệ thống. V.Putin lười phản bác. Ngày 16/06, Quân khu miền Đông Nga đã tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M tại một “địa điểm bí mật nhưng truyền thông nước nào cũng biết”. Hồi ấy tên lửa còn bay đẹp và nhanh hơn 2016 nhiều.

Diễn tập xong. V.Putin có phát biểu thế này trên sóng quốc gia: Yên tâm mà đá bóng đi các chàng trai. Đám nào láo nháo là chúng nó ăn đủ ngay.

Trong một cuộc họp báo ở Helsinki vào ngày 16/7/2018, ông Putin đã trao một quả bóng đá với biểu tượng của World Cup 2018 cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Năm 2018, căng thẳng giữa Mỹ và Nga lên tới đỉnh điểm trong vụ việc Syria khi Nga đã giết chết gần hết “người dân thường vô tội” mà Mỹ đã cất công đào tạo. Nga đáp trả: Chúng tao có giết một ít, nhưng chúng nó là khủng bố thật đấy. Và thứ dùng để giết khủng bố ấy là Tên lửa siêu thanh Avangard mới nhất của Nga, nhanh gấp 27 lần âm thanh và ‘không thể đánh chặn’.

Tháng 10/2018 Nga mới thiết lập được vùng cấm bay trên toàn cõi Syria và biển. Trước đó là không thể. 150 tổ chức khủng bố do Mỹ, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ kì, Israel nuôi dưỡng. Tiền bạc, máy bay có 27 nước tài trợ như Canada, Úc, New Ziland, A rập Xê út, Qatar…có mặt khắp nơi.

Từ hôm 19/12/2018 Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria thì loa đài châu Âu, Mỹ bị rè, không nói gì nữa.

Nói để nghe, năm 2018, Trung Quốc mới phát triển vũ khí siêu thanh có tốc độ bay gấp 5 lần âm thanh thôi đấy. Tên lửa đẩy có đầu đạn hạt nhân bay nhanh gấp 27 lần âm thanh, lại có khả năng bẻ hướng, ai mà đánh chặn được à? Muốn chống chặn phải có tốc độ như vậy. Loại tên lửa này bắn đi mọi nơi trên quả đất này.

Vì vậy Nga ca ngợi Mỹ giàu, có 11 tàu sân bay (Nga chỉ có một mà không sử dụng được. Hiện nay đang đại tu mà phát hiện nhiều linh kiện bị đánh cắp). Nhưng Nga nói Nga ngồi một chỗ trên đất nước mình sẵn sàng bắn chìm tất cả các tàu sân bay Mỹ.

Gần đây, trong một cuộc thảo luận ở Sochi hồi tháng 10, Putin nói rằng sai lầm lớn nhất của các lãnh đạo Nga hậu Liên Xô là quá tin tưởng Mỹ. Đại khái: Lỗi lầm lớn nhất của những người Cộng sản Soviet là đã tin các bạn Mỹ quá nhiều. Để rồi bị các bạn ấy xem đó là điểm yếu và khai thác”.

Còn người Mỹ thấy rằng hóa ra năm ấy ứng viên tranh Tổng thống Romney đã đúng, còn họ thì đánh giá ông Putin quá thấp. B.Obama lên làm Tổng thống Mỹ, kịp ném bom tan nát 7 nước nhưng đã để chỉ một nước là LB Nga trở nên hùng mạnh. Thế là thất bại rồi!

Ngày 19/12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố quân đội Mỹ đã đánh bại tổ chức khủng bố IS. Do đó ra lệnh rút quân đội Mỹ khỏi Syria. Đó là nói dối. Nhưng cần thiết. Chẳng nhẽ nói toạc ra tại vì Nga làm tê liệt máy bay Mỹ và Israel trên bầu trời và ngoài khơi Syria, Liban.

Mặc cho lời chỉ trích từ phương Tây và những người đối lập trong nước, những người ủng hộ ca ngợi Putin là người đã đứng lên trước phương Tây để bảo vệ nước Nga. Và tỷ lệ người ủng hộ ông trong nước thường đạt mức trên 80%, ngay cả trong những cuộc thăm dò dư luận do các hãng phương Tây tiến hành. Trong thời gian kinh tế Nga khủng hoảng vì những lệnh trừng phạt của phương Tây, tỷ lệ ủng hộ đối với ông ở mức đáng ghen tỵ cho bất cứ chính trị gia phương Tây nào. Có lẽ vì sau những năm tháng hỗn loạn hậu Liên Xô, Putin đã đưa nước Nga trở lại với người Nga, một nước Nga hùng mạnh như trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

V.Putin nhận ra rằng, nước Nga sở dĩ trở nên vĩ đại là nhờ có một nền văn hóa vĩ đại, và nước Nga muốn vĩ đại trở lại thì việc đầu tiên phải vực dậy văn hóa truyền thống. Thế là các giá trị văn hóa ngoại lai của Phương Tây bị cấm tiệt ở hành tinh Nga. LGBT bị cấm, NGOs bị cấm và dĩ nhiên, “tự do dân chủ” chẳng còn đất mà ngóc đầu.

Dưới thời Putin, người Nga đã sống dưới một nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn, một giai đoạn mà người ta cuối cùng đã chịu sinh con đẻ cái lại. Quan trọng nhất, họ tìm thấy một nhà lãnh đạo có thể đại diện cho đất nước trước thế giới, một người có thể đưa Nga khỏi cái bóng của phương Tây và khôi phục lòng tự hào trong người Nga về cường quốc của họ. Từ hình tượng cá nhân đến cách ứng xử trong đối ngoại, từ những trận đấu judo đến chiến dịch can thiệp vào Syria, Putin đều là người lãnh đạo mạnh mẽ mà người Nga chờ đợi.

Gần đây, khi được các em học sinh hỏi về sự kiện đã để lại ảnh hưởng lớn nhất trong đời mình, Putin nói rằng đó là sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991. Trước đó, ông cũng gọi sự kiện này là “thảm kịch địa chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ 20”. Dĩ nhiên, ông sẽ tìm cách phục hồi lại các giá trị tốt đẹp dưới thời Liên Xô, dĩ nhiên không phải là “một bộ máy đã mục ruỗng”.

4. Sắc lệnh răn đe hạt nhân của Putin: Khi gấu Nga đã không chỉ biết chịu trận

Mới đây nhất, ngày 02/06/2020, Tổng thống Putin đã ký một sắc lệnh chính thức phê chuẩn các nguyên tắc cơ bản của chính sách răn đe hạt nhân quốc gia Liên bang Nga. Xin nhắc lại, là “răn đe” chứ không còn là bị động phòng thủ.

Tài liệu này xác định 4 điều kiện cho một cuộc tấn công hạt nhân của Nga, đó là:

– Phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nga và các đồng minh.

– Tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) chống lại Nga.

– Tác động đến các cơ sở quân sự hoặc quân đội quan trọng

– Gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của Liên bang Nga.

Lưu ý: Đây là lần đầu tiên Nga phổ biến công khai nội dung tài liệu dạng này thay vì để ở dạng MẬT như các phiên bản trước nay. Đúng như Vladimir Putin đã từng nói: “Nếu thế giới không cần Nga, thì Nga cũng chẳng thiết tha gì với thế giới này”.

Ý đồ của Putin lần này đã rất rõ. Kiểu như: đã quá chán nghe những lời bịa đặt, xuyên tạc và đe dọa của chúng mày rồi. Không cần biết ý đồ thực sự là gì, nhưng phóng tên lửa có ý đe dọa thì cứ liệu đấy.

Vì Tổng thống Putin đã từng nói về Mỹ, rằng các nước hãy cảnh giác với “Tự do dân chủ”, bởi vì như lời Putin nói: “Họ chẳng cho không ai thứ gì đâu, tất nhiên là trừ bom đạn!”

Lời kết, xin nhắc lại một tuyên bố đanh thép của Tổng thống V.Putin: “Những kẻ chuyên đi tàn phá các quốc gia khác thì không có tư cách lên lớp về dân chủ, cũng chẳng có quyền dạy người ta sống thế nào cho tự do.”

Những khoảnh khắc ấn tượng của Tổng thống Nga Putin sau 20 năm cầm quyền

Lễ nhậm chức Tổng thống Nga đầu tiên của ông Vladimir Putin vào ngày 7/5/2000. Buổi lễ nhậm chức được diễn ra theo kế hoạch, phần tuyên thệ nhậm chức diễn ra khá nhanh. Những biểu tượng của quyền lực tổng thống, huy hiệu tổng thống và một bản hiến pháp được giữ trong thư viện của tổng thống giữa các lần nhậm chức, để chờ nguyên thủ tiếp theo của nước Nga. Cuối cùng, 30 phát đại bác được bắn từ bên ngoài điện Kremlin đánh dấu lễ tuyên thệ.
Tổng thống Vladimir Putin tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nga, diễn ra ngày 19-20/5 tại thành phố Sochi, một sự kiện mang tính chất dấu mốc trong sự phát triển hợp tác ASEAN-Nga trên tất cả các lĩnh vực.
Năm 2001, trước vô số yêu cầu xin phỏng vấn, ông Putin lần đầu tiên đã tổ chức buổi họp báo với sự tham dự của đông đảo báo giới. Từ năm 2001 đến 2019, ông đã tổ chức 15 buổi họp báo như vậy, trong gần như toàn bộ các năm ông làm Tổng thống. Các buổi họp báo chỉ gián đoạn trong thời kỳ ông làm Thủ tướng Nga (từ tháng 5-2008 đến tháng 5-2012). Tuy nhiên, sau khi tái đắc cử Tổng thống vào năm 2012, ông đã khôi phục lại truyền thống này.
Ông Putin đã tham gia trận đấu mừng năm mới trong khuôn khổ “Giải đấu Khúc côn cầu Đêm” diễn ra vào tối 25/12 trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow. Đây là giải đấu thường niên, thường diễn ra trước thềm năm mới. Nhà lãnh đạo Nga mặc áo đấu số 11 yêu thích. Thi đấu cùng đội với ông là Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu và các huyền thoại bộ môn khúc côn cầu Nga như Pavel Bure, Valery Kamensky, Serge Fedorov, Alexei Kasatonov và nhiều người khác.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 7/1/2019 tới thăm pháo đài Peter & Paul tại St. Petersburg và khai hỏa lựu pháo D-30 122mm. Đây là các sự kiện mừng Giáng sinh Chính thống giáo tại quê nhà St. Petersburg và tham dự nghi lễ tại nhà thờ Spaso-Preobrazhensky. Việc khai hỏa vào giữa buổi trưa tại pháo đài Peter & Paul là truyền thống bắt nguồn từ thời Peter Đại đế. Khi đó, pháo thường được bắn để đánh dấu các chiến thắng quân sự, những sự kiện quan trọng của hoàng gia hoặc cảnh báo lũ lụt tại St. Petersburg.
Mùa xuân năm 2019, hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra vào ngày 25/4 tại thành phố Vladivostok, miền Đông nước Nga.
Tại triển lãm xe máy quốc tế “Shadow of Babylon” diễn ra tại Crimea hôm 10/8/2019, Tổng thống Putin đã lái chiếc mô tô Ural huyền thoại. Hành khách của ông Putin trên chiếc Ural là người đứng đầu Crimea Sergei Aksenov và Thống đốc Mikhail Razvozhaev của Sevastopol.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 18/3/2018, với vai trò ứng viên tự do, ông Putin vẫn giành chiến thắng áp đảo vì gần như không có đối thủ xứng tầm. Thông báo của Ủy ban Bầu cử trung ương Nga cho biết với kết quả kiểm 99% số phiếu bầu, ông Putin đã giành được 76,65% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống Nga. Nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 của ông Putin sẽ kết thúc vào ngày 7/5/2024.
Vào ngày 18/8/2018, cuộc hội đàm kéo dài 3 giờ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, từ dự án Dòng chảy phương Bắc-2, vấn đề Syria, Ukraine đến việc tăng cường hợp tác thương mại song phương.
Theo truyền thống, ông Putin sẽ tham gia cuộc tuần hành “Trung đoàn bất tử” được tổ chức tại Nga và nhiều quốc gia khác vào Ngày Chiến thắng 9/5. Đây là một cuộc tuần hành trong đó mọi người mang theo những bức ảnh của những người thân của họ đã tham gia vào cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Tuần hành “Trung đoàn bất tử” gợi lại cho người dân Nga và thế giới những ngày tháng đau thương nhưng hào hùng của những năm trước, bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã góp công sức làm nên chiến thắng vĩ đại trong cuộc chiến được xem là tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Tháng 9/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin và cựu Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đến vùng Novgorod để tận hưởng kỳ nghỉ ngắn ngày cùng nhau và gặp gỡ người dân nơi đây. Hai ông đã có chuyến đi trên thuyền đánh cá của ngư dân địa phương rồi ăn uống cùng họ. Tại đây, Tổng thống Putin hứa sẽ giải quyết những vấn đề của ngư dân bằng cách thực thi quy định đăng ký hoạt động của tàu thuyền, ban hành các biện pháp chống đánh cá trộm và cam kết hỗ trợ ngành công nghiệp đánh bắt cá.
Vào ngày 27/7/2019, Nhà lãnh đạo Nga lặn xuống biển bằng tàu lặn C-Explorer 3.11. Chuyến lặn biển của Tổng thống Vladimir Putin có mục đích đến mảnh vỡ của tàu ngầm hải quân Liên Xô ShCh-308 Syomga (“Atlantic Salmon” – Cá hồi Đại Tây Dương). Đây được xem là nghĩa trang lớn của các thủy thủ đoàn đã hy sinh khi đang trở lại căn cứ gần St.Peterburg vào năm 1942.
Trong một cuộc họp báo ở Helsinki vào ngày 16/7/2018, ông Putin đã trao một quả bóng đá với biểu tượng của World Cup 2018 cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Mỗi năm một lần, Tổng thống Nga Putin sẽ gửi đến Quốc hội Liên bang một thông điệp về tình hình trong nước và về các hướng chính trong chính sách đối nội và đối ngoại. Sự kiện này có sự tham gia của các đại biểu của quốc hội và khách mời gồm các thành viên Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Duma quốc gia (Hạ viện), các thành viên chính phủ, người đứng đầu các tòa án hiến pháp và tòa án tối cao… Trong một thông điệp năm 2020, ông Putin đã đề xuất sửa Hiến pháp Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý, trong đó kêu gọi Quốc hội chịu trách nhiệm chọn ra nội các còn Tổng thống có quyền bãi miễn những chức vụ này. Ông Putin cũng đề nghị cải tổ Hội đồng Nhà nước, cơ quan tham vấn của Tổng thống.
Ông Putin chơi piano trong một buổi hòa nhạc từ thiện ở Saint Petersburg, vào ngày 10/12/2010.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm hàng không – vũ trụ quốc tế MAKS-2019. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ăn một cái kem ngọt ngào khi hai nhà lãnh đạo cùng đi dạo quanh những chiếc máy bay quân sự.

Sưu Tầm

Bài mới
Đọc nhiều