+
Aa
-
like
comment

Tổng thống Ukraine: ‘Đây có thể là lần cuối cùng mọi người thấy tôi còn sống’

26/02/2022 05:59

Tổng thống Zelensky đã nói lời tạm biệt với các nhà lãnh đạo châu Âu trong một cuộc họp trực tuyến rằng “đây có thể là lần cuối cùng mọi người thấy tôi còn sống”.

Tờ The Times of Israel đưa tin tại cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo châu Âu vào tối 24-2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói rằng “đây có thể là lần cuối cùng mọi người thấy tôi còn sống”.

Ông Zelensky: ‘đây có thể là lần cuối cùng mọi người thấy tôi còn sống’ - ảnh 1
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Một nhà ngoại giao châu Âu cũng đã xác nhận về cuộc họp với trang tin Walla.

Nhà ngoại giao này cho biết tại cuộc họp, ông Zelensky đã thúc giục các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện các bước kế tiếp để đối phó với Nga. Cuộc họp kết thúc với quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung chống lại Nga.

Thủ tướng Italia Mario Draghi, người có mặt trong cuộc họp nói trên đã thông báo với quốc hội Italia vào ngày 25-2 rằng ông Zelensky hiện đang ẩn náu tại thủ đô Kiev.

“Chúng tôi dự định trao đổi qua điện thoại vào sáng nay nhưng ông ấy không có thời gian” – ông Draghi nói.

Cũng có mặt tại cuộc họp, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson nói với truyền thông Thụy Điển rằng “đây có thể là lần cuối chúng tôi nhìn thấy ông Zelensky”.

Trong một động thái mới nhất, một đoạn video ngắn được đăng tải trên trang Twitter chính thức của Bộ Quốc phòng Ukraine cho thấy sự xuất hiện của Tổng thống Zelensky ở thủ đô Kiev cùng với các quan chức cấp cao của chính phủ Ukraine.

“Tất cả chúng tôi đều ở đây để bảo vệ nền độc lập của chúng tôi, đất nước của chúng tôi! Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế” – ông Zelensky nói.

Tổng thống Zelensky: Đêm nay sẽ vô cùng khó khăn

“Người dân Kyiv hãy chú ý. Chúng ta không thể để mất thủ đô. Đêm nay, lính Nga sẽ tràn vào”, Tổng thống Zelensky nói trong video.

Trong bài phát biểu trước người dân Ukraine vào khuya 25/2 (giờ địa phương), Tổng thống Zelensky cho biết “tình hình đêm nay sẽ rất khó khăn. Đối phương sẽ dùng mọi lực lượng có thể để bẻ gãy sự kháng cự của người Ukraine”. Nhưng ông cho rằng “chúng ta phải trụ vững” và “vận mệnh của Ukraine sẽ được quyết định ngay tại lúc này”, theo CNN.

Tổng thống Zelensky cho biết ông đã nói chuyện với một số nhà lãnh đạo thế giới và nhận được “nhiều sự giúp đỡ hơn” trong bối cảnh Nga tấn công.

Ông cho biết đã trao đổi với Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng như các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Hà Lan. “Tôi nhận nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ hơn, hỗ trợ đáng kể. Tôi cảm ơn tất cả nhà lãnh đạo và đặc biệt là Tổng thống Biden”, ông nói.

Tổng thống Zelensky nói ngày vừa qua “là một ngày khó khăn nhưng tràn đầy sự dũng cảm. Chúng ta đang chiến đấu vì tổ quốc ở mọi phía: Ở miền Nam, Đông, Bắc và ở nhiều thành phố khác trong đất nước xinh đẹp của chúng ta”.

Đồng thời, ông Zelensky cho biết Ukraine “cũng đang chiến đấu trên mặt trận ngoại giao”. “Số lãnh đạo quốc tế tôi chưa nói chuyện còn dễ đếm hơn”, ông nói.

NATO triển khai lực lượng phản ứng nhanh đến sườn Đông châu Âu

Theo quyết định được lãnh đạo các nước NATO đưa ra, các thành phần của lực lượng phản ứng nhanh NATO thuộc tất cả các binh chủng hải, lục, không quân sẽ được triển khai thêm đến các quốc gia thành viên NATO ở phía Đông châu Âu, giáp với Nga và Ukraina. Theo Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, đây là lần đầu tiên NATO phải triển khai lực lượng này nhằm mục đích phòng vệ tập thể.

NATO quyết định tăng quân cho sương Đông châu Âu. Ảnh: NATOCác quan chức NATO không nêu con số binh lính chính xác sẽ được triển khai nhưng hiện tại, NATO đang duy trì một lực lượng thường trực 40.000 quân, trong đó 8.000 quân thuộc lực lượng tác chiến liên quân cơ động cao có thể được huy động gần như ngay lập tức.

Ngoài lực lượng đặt dưới quyền chỉ huy của NATO, trong ngày 25/2, một số nước thành viên NATO cũng đã thông báo sẽ gửi thêm binh lính và khí tài quân sự đến các nước Đông Âu. Chính phủ Đức cho biết sẽ gửi 1 tiểu đoàn đến Slovakia. Trong khi đó, Pháp tuyên bố gửi 4 máy bay chiến đấu Mirage-2000 và 200 quân đến Estonia để hỗ trợ việc tuần tra không phận các nước Baltic và hội quân cùng lực lượng của Anh và Đan Mạch đang đồn trú tại đây.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp về khủng hoảng Ukraine

Ngoài các động thái chuyển quân nhằm ứng phó với sức ép an ninh từ Nga, tại Thượng đỉnh trực tuyến, các lãnh đạo NATO cũng tiếp tục cho biết sẽ vẫn duy trì chính sách mở cửa của khối này để có thể kết nạp thêm các thành viên trong tương lai, bất chấp nhiều tiếng nói chỉ trích chính sách này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đổ vỡ quan hệ với Nga và khiến nổ ra cuộc chiến Nga-Ukraine.

Trong các diễn biến khác có liên quan đến khủng hoảng tại Ukraine hiện nay, trong ngày 25/2, các nước EU và Anh tiếp tục công bố thêm các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó đáng chú ý là việc đóng băng tài sản cá nhân trên đất châu Âu của Tổng thống Nga, Vladimir Putin và Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng biện pháp này chỉ mang tính chất tượng trưng, không có giá trị thực chất.

Đối với cuộc chiến hiện nay tại Ukraine, mặc dù đa số các chính trị gia và chính phủ các nước phương Tây lên tiếng chỉ trích Nga mạnh mẽ nhưng một số học giả và quan chức cũng cho rằng, cuộc chiến này là minh chứng cho thấy nhiều thiết chế an ninh hiện nay tại châu Âu và trên thế giới đã không còn phù hợp với bối cảnh địa chính trị thế giới mới của thế kỷ 21.

Phát biểu sau khi được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời đến tham vấn trong ngày 25/2, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người đã phản đối mạnh mẽ việc NATO mở rộng thành viên vào năm 2008, cho rằng, đã đến lúc thế giới phải thay đổi.

“Ngày nay không có thiết chế nào hoạt động hiệu quả. NATO không hiệu quả, G7 không hiệu quả, G20, thiết chế mà tôi đã rất mong đợi, cũng không hiệu quả. Ngay cả Liên Hợp Quốc cũng đang vật vờ giữa sự thờ ơ và bất động. Giờ đã là năm 2022 và đã đến lúc tạo ra các thiết chế mới phù hợp với chủ nghĩa đa phương của thế kỷ 21”, ông Sarkozy nói.

Theo New York Times, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu về nghị quyết lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Mỹ tích cực vận động cho cuộc bỏ phiếu này, dù biết nghị quyết sẽ bị Nga – thành viên thường trực – phủ quyết.

Theo Reuters, Trung Quốc không bỏ phiếu. Các nước phương Tây xem đây là chiến thắng vì thể hiện sự cô lập quốc tế của Nga. UAE và Ấn Độ cũng không bỏ phiếu về dự thảo này – vốn do Mỹ soạn thảo.

11 thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận và dự thảo sẽ được đưa ra cho 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu.Theo New York Times, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu về nghị quyết lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Mỹ tích cực vận động cho cuộc bỏ phiếu này, dù biết nghị quyết sẽ bị Nga – thành viên thường trực – phủ quyết.

Theo Reuters, Trung Quốc không bỏ phiếu. Các nước phương Tây xem đây là chiến thắng vì thể hiện sự cô lập quốc tế của Nga. UAE và Ấn Độ cũng không bỏ phiếu về dự thảo này – vốn do Mỹ soạn thảo.

11 thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận và dự thảo sẽ được đưa ra cho 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu.

Tùng Anh

Bài mới
Đọc nhiều