Tổng thống Putin: “Hãy cho tôi 20 năm và tôi sẽ cho bạn một nước Nga mạnh mẽ!”
Đêm 31/12/1999, quyền Tổng thống Vladimir Putin lần đầu xuất hiện trên truyền hình với lời hứa đưa nước Nga trở lại vị thế cường quốc. Trong khoảnh khắc lịch sử vào đêm giao thừa từ năm 1999 sang năm 2000, Putin hứa ngắn gọn: “Vẫn còn quá sớm để xóa bỏ tư cách cường quốc của Nga. Tôi sẽ đưa nước Nga trở lại vũ đài thế giới”.
Người tiền nhiệm trước ông V.Putin tồn tại chỉ vài tháng trong công việc và Tổng thống Yeltsin đã bổ nhiệm rồi cách chức 3 Thủ tướng sau cuộc khủng khoảng tài chính bắt đầu từ tháng 8/1998.
Vào thời điểm đó, Putin chưa trở thành một lãnh đạo nổi tiếng. Trước khi gia nhập chính quyền Yeltsin, ông chỉ có sự nghiệp khiêm tốn đứng sau hậu đài: Cố vấn Thị trưởng St. Petersburg. Sau đó, ông chuyển đến Moscow làm việc cho Cơ quan Quản lý Tài sản Tổng thống, một vị trí khó có thể đến với Điện Kremlin. Nhưng chưa đầy 6 tháng bổ nhiệm ông làm Thủ tướng, Yeltsin đã bất ngờ trao quyền Tổng thống cho Vladimir Putin vào Đêm giao thừa Tết Dương lịch năm 1999. Sự kiện lịch sử bất ngờ đó bắt đầu đánh dấu sự trỗi dậy phi thường của nước Nga.
Những con số cho biết điều đó. Vào tháng 8/1999, khi ông trở thành Thủ tướng, trung tâm kiểm phiếu độc lập Levada chứng thực tỷ lệ cử tri ủng hộ Putin chỉ đạt 31%. Vào tháng 1/2000, sau khi nhậm chức Tổng thống, tỷ lệ này tăng lên 84%. Theo Levada, cử tri ủng hộ Putin chưa bao giờ xuống dưới 60% kể từ đó. Nước Nga ở thời ông Putin cầm quyền đã trở nên hoàn toàn khác so với ở thời người tiền nhiệm. Putin nhanh chóng cải tổ nước Nga trên mọi phương diện. Đáng chú ý nhất là các cuộc cải cách về chính trị xã hội, thể chế hành chính, luật pháp, tư pháp và kinh tế.
Boris Yeltsin không làm được nhưng Vladimir Putin lại thành công với việc tiến hành 3 cuộc cải tổ lớn: Cải cách chính sách thuế, tư nhân hóa đất đai và cải cách doanh nghiệp. Ông Putin đã thuần chế, hoặc đã buộc các tập đoàn kinh tế và tài chính tư nhân vốn đã có ảnh hưởng tới mức có thể được coi là lũng đoạn nhà nước ở thời trước giờ chịu bị khuất phục trước uy quyền của nhà nước.
Những biện pháp chính sách đối nội của ông Putin thể hiện phong cách trị vì đất nước mạnh tay và kiên định mục đích nên thường bị phương Tây chê trách, đặc biệt trên các phương diện như dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận và báo chí. Cũng chính vì thế mà Phương Tây thường coi ông Putin là một nhà độc tài cho dù ông Putin luôn đắc cử tổng thống Nga với tỷ lệ phiếu bầu rất cao và vẫn luôn được đa số người dân ở Nga tin cậy và tín nhiệm.
Khôi phục vị trí siêu cường cho nước Nga
Theo truyền thống, sự nổi tiếng của Putin có liên quan đến việc khôi phục ý thức tự hào của dân tộc Nga. Putin lên nắm quyền vào cuối những năm 1990, một thập kỷ đầy biến động đối với đất nước. Khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, nó tạo ra khủng hoảng kinh tế và biến động xã hội lớn và khiến cho nhiều người dân cảm thấy họ bị mất đi bản sắc dân tộc.
Theo ông Lev Gudkov, giám đốc Trung tâm Levada, mục tiêu của nhà lãnh đạo Putin là “khôi phục hình ảnh nước Nga như một siêu cường, ít nhất trong mắt đồng bào, và khôi phục sức mạnh mà Liên bang Xô viết vốn có” và Tổng thống đã làm được điều đó. Chẳng hạn, dưới thời Boris Yeltsin, giá dầu có lúc rơi xuống đất mức kỷ lục chỉ còn 15 USD/thùng. Nhưng kể từ khi cựu giám đốc tình báo lên nắm quyền, giá dầu liên tục tăng bắt đầu từ 80 đến 115 và có thời điểm đỉnh cao 300 USD/thùng.
20 năm qua, ông Putin đưa nước Nga trở lại được vị trí và vị thế mà Liên Xô đã từng có về kinh tế và khoa học công nghệ trên thế giới nhưng nhờ nhiều chính sách kịp thời mang tầm chiến lược và đầy quyết đoán đã giúp nước Nga đã trở lại vũ đài chính trị thế giới về quân sự và địa chiến lược toàn cầu.
Putin đã xoay chuyển tình thế cho nước Nga và làm thay đổi cả tương quan lực lượng cũng như cục diện chiến lược ở bình diện khu vực, châu lục và thế giới trên những phương diện này. Ukraine ở châu Âu hay Syria ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh đều là những bằng chứng xác thực và thuyết phục nhất.
Việc Nga sáp nhập Crimea và mối quan hệ giữa Nga với UKraine đã buộc châu Âu phải vẽ lại bản đồ địa lý và chính trị ở châu Âu, làm cho cả Mỹ, NATO và EU làm gì ở châu Âu cũng phải lưu ý đến Nga, phải tính đến và thậm chí cả lệ thuộc vào phản ứng của Nga. Họ trừng phạt Nga và gây khó khăn, thiệt hại lớn cho Nga nhưng không buộc được Nga phải bị khuất phục.
Ở Syria, sự can thiệp của Nga đã làm vấn đề Syria diễn biến theo chiều hướng khác và đưa lại kết cục khác, có tác động mạnh mẽ tới cả khu vực. Cả ở Iran hay Venezuela, nước Nga của ông Putin đã trở thành tác nhân mà Mỹ và đồng minh nói riêng cũng như cả thế giới nói chung không thể bỏ qua, lại càng không thể bất chấp.
Bức tranh hiện tại thường hay được phác họa nhất về mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây là chiến tranh lạnh kiểu mới, là đối địch và nghi kỵ lẫn nhau, là đối đầu chứ không phải hợp tác. Đấy cũng chính là bằng chứng cho thấy Phương Tây không còn có thể nhìn Nga và đối xử Nga như trước đây và sự thay đổi này là thành công cầm quyền của ông Putin.
Ngăn chặn ảnh hưởng “tiêu cực” của phương Tây
Hơn 20 năm qua, chính quyền Mỹ và châu Âu luôn tìm mọi cách làm bẽ mặt nước Nga, đối xử với “người khổng lồ” chỉ như “quyền lực thứ 2” thậm chí “thứ 3”, ông Vladimir Putin cùng nhân dân Nga cảm nhận được vị đắng và thấu tỏ điều đó. Nên đối với Tổng thống Putin và với nhiều người dân Nga, chiến thắng Crimea có thể gọi là chiến thắng khôi phục lại niềm tự hào.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Moskva, ông Jack F. Matlock đã chua xót thừa nhận với báo Bưu điện Washington: “Thành công của cuộc trưng cầu dân ý toàn lãnh thổ Crimea để tái sáp nhập vào Nga là một thất bại của Mỹ. Nó đánh giá thực chất sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, tác động sâu sắc đến vị thế của Nga và phương Tây trên chính trường quốc tế”.
Matlock từng làm Đại sứ Mỹ ở Nga từ năm 1987-1991, ông từng thấy rõ mọi vấn đề trong quan hệ Mỹ – Nga, Matlock lập luận rằng, sau khi sự đối đầu kéo dài hàng thập niên kết thúc, có vẻ như Mỹ giành chiến thắng, nhưng thực tế thì không. Và ông khẳng định, trên thực tế vào năm 1991, chính quyền cựu Tổng thống George H.W Bush không muốn cắt đứt quan hệ với Nga.
Nhưng sau đó, vì ngủ mơ trong “chiến thắng ảo” hậu Chiến tranh lạnh, suốt từ thời Bill Clinton cầm quyền, Nhà Trắng đặc biệt là thời W. Bush: “Mỹ luôn đối xử với Nga như một kẻ thua cuộc”. Chính quyền Obama tuy cố “khôi phục lại” quan hệ với Moskva, nhưng sau đó Quốc hội không nhất trí. Trong các phiên họp ở Quốc hội, đảng Cộng hòa (thường gọi là phe Diều hâu) tìm mọi cớ nói xấu ông Putin vi phạm nhân quyền nhằm hạ thấp uy tín của cá nhân ông cũng như nước Nga trong mắt cộng đồng thế giới.
Trong bài phát biểu ngày 18/3, bằng giọng đọc dõng dạc đầy tự hào tuôn trào trong huyết quản và tinh thần nước Nga kiên cường, Tổng thống Nga Putin đã làm ấm lòng người dân, họ thấy yêu Tổ quốc, cảm thấy kính trọng và tự hào về Tổng thống – người Anh hùng của họ hơn bao giờ hết.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Nga Putin công khai tố cáo Mỹ và một số đồng minh châu Âu đã không tôn trọng luật pháp quốc tế bằng cách trích dẫn ví dụ về cuộc xâm lược của Mỹ đối với Kosovo năm 1999, khi đó lực lượng NATO tiến hành một chiến dịch không kích kéo dài 2 tháng để chia cắt đất nước Serbia.
Khi NATO mở rộng sang phía đông trong 20 năm qua, họ rất ít ‘tham khảo” ý kiến Kremlin, và thiếu tôn trọng Nga. Khi chính quyền Moskva lên tiếng, NATO thường nói như thách thức “đó không phải là mối bận tâm của các ngài”. Tổng thống Putin không ngần ngại nói trước toàn dân về việc Mỹ cùng đồng minh NATO liên tục có những hành động nhằm hạ thấp sự ảnh hưởng của Nga trên thế giới: “Chúng ta liên tục bị họ dối lừa. Những quyết định của họ thường được thực hiện thậm thụt sau lưng chúng ta”.
Bức tranh nước Nga từng rất khác vào thời điểm khi mà ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên sau khi ông Yeltsin từ chức sớm vào đêm giao thừa năm 2000. Nhà báo lão thành cách mạng Xô viết, Nikolai Svanidze, người thường xuyên có cơ hội phỏng vấn ông Putin vào thời điểm mới vào Điện Kremlin đã chia sẻ: “Nước Nga, dù còn nghèo đói và nhiều vấn đề, nhưng vẫn là một đất nước dân chủ và tự do. Sau 20 năm nắm quyền, đến giờ ông ấy vẫn không bị hạn chế, ông ấy giống một tiểu vương”.
Nước Nga dưới thời ông Putin cũng vượt qua khủng hoảng kinh tế và thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng trong nước. Vai trò và vị thế của nước Nga đang ngày càng được nâng cao qua nhiều sự kiện quốc tế, từ giải quyết xung đột tại các điểm nóng thế giới đến việc tổ chức thành công World Cup 2018, những sự kiện quốc tế mang đậm dấu ấn Nga và dấu ấn của Tổng thống Putin.
Dù nước Nga đối diện nhiều thách thức và khó khăn khi bị phương Tây cấm vận, nhưng Tổng thống tài đức Vladimir Putin vẫn giành được số phiếu ủng hộ kỷ lục là 77% và bước vào nhiệm kỳ Tổng thống thứ tư vào tháng 3/2018.
Sau hai thập kỷ, Putin được ca ngợi là đã mang lại cho nước Nga nhiều hơn những gì ông hứa.
TH