+
Aa
-
like
comment

Tổng Giám đốc làm đơn đề nghị Bộ Công an yêu cầu Việt Á trả lại tiền chênh lệch cho công ty

22/12/2021 08:24

Đề cập khoảng thời gian thực hiện mô hình “3 tại chỗ”, phải thường xuyên xét nghiệm để duy trì sản xuất, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở ĐBSCL nói giờ mới biết đến việc “thổi giá” bộ xét nghiệm và thấy “khủng khiếp”.

Nếu giá rẻ sẽ xét nghiệm được nhiều hơn

Ông Võ Văn Phục (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, Sóc Trăng) chia sẻ, công ty ông có mua của Công ty Việt Á 5.280 bộ xét nghiệm với số tiền gần 2,2 tỉ đồng. Trong đó, đã tặng CDC tỉnh Sóc Trăng 2.112 bộ. Khi mua, ông có đề nghị giảm giá nhưng phía Việt Á nói 470.000 đồng là giá do Bộ Y tế quy định.

“Sau khi biết Việt Á “thổi giá” cao hơn giá thị trường, tôi đã làm đơn đề nghị Bộ Công an yêu cầu Việt Á phải trả lại phần chênh lệch cho công ty. Tôi vẫn biết việc đòi lại được số tiền này sẽ gian nan, nhưng không bỏ cuộc. Tôi muốn đánh động đến trách nhiệm của Bộ Y tế trong vụ việc này.

Thay vì bán đúng giá, lời vừa phải, họ đã “thổi giá” trên trời. Chính việc “thổi giá” này không chỉ bóp chết doanh nghiệp mà còn cản trở, ảnh hưởng đến thành quả phòng chống dịch. Nếu mua được bộ xét nghiệm giá rẻ, tần suất tầm soát sẽ dày hơn, nhiều công nhân được kiểm tra, sớm phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh tốt hơn”, ông Phục nói.

Trước đây, nhiều doanh nghiệp không thể thực hiện mô hình “3 tại chỗ” do chi phí mua bộ xét nghiệm quá lớn – Ảnh: CHÂU PHẠM

Cần xử lý nghiêm

Thời điểm dịch bệnh dầu sôi lửa bỏng, đòi hỏi phải xét nghiệm cho công nhân nên nhu cầu mua bộ xét nghiệm rất lớn. Trong khi đó, số doanh nghiệp được cấp phép cung cấp đếm trên đầu ngón tay. Do vậy, doanh nghiệp của tôi cũng là “khách hàng” của Việt Á. Không kể mua tặng các huyện, thị xã và máy móc thiết bị khác, chỉ riêng chi phí kit xét nghiệm, mỗi tháng công ty của tôi tốn không dưới 800 triệu đồng, ròng rã từ tháng 7-2021 đến nay.

Thú thật mà nói, khi thực hiện mô hình “3 tại chỗ” chúng tôi chỉ nhằm duy trì sản xuất chứ không đạt công suất và hiệu quả. Đau lòng hơn là trong lúc người dân, doanh nghiệp khó khăn lại có người trục lợi.

Họ cần phải được xử lý nghiêm. Giờ tôi giá như bộ xét nghiệm không bị “thổi giá”, có thể công ty tôi đã có thêm một khoản tiền lớn để ủng hộ chung tay phòng chống dịch. Có nhiều doanh nghiệp phải buộc bụng mua bộ xét nghiệm giá cao, vô tình đánh mất cơ hội cho nhiều người khác được thụ hưởng, thật đáng tiếc.

Tiền xét nghiệm gần 5 tỉ đồng/tháng

Để duy trì sản xuất cá tra xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, chúng tôi đã tổ chức mô hình sản xuất “3 tại chỗ” với gần 3.000 công nhân. Lúc bấy giờ, tiền xét nghiệm gần 5 tỉ đồng/tháng.

Trong phương án sản xuất “3 tại chỗ” của chúng tôi có kế hoạch xét nghiệm rõ ràng đối với người nguy cơ cao 3 ngày/lần, người nguy cơ thấp mỗi tuần/lần. Đặc biệt, khi có công nhân mới vào hoặc công nhân về nhà rồi quay lại công ty thì bắt buộc phải xét nghiệm PCR.

Ông Đỗ Lập Nghiệp (phó tổng giám đốc Tập đoàn Nam Việt)

Khai Tâm

Bài mới
Đọc nhiều