+
Aa
-
like
comment

Tổng Bí thư quyết tâm cắt bỏ ung nhọt trong thành phần kinh tế nhà nước

09/07/2019 15:39

Việc ông Lê Tấn Hùng – em trai cựu bí thư Lê Thanh Hải vừa bị bắt cho thấy quyết tâm đưa những kẻ tham ô, phá hoại đất nước ra trước pháp luật của công cuộc chống tham nhũng nói chung và của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nói riêng. Đáng nói nhất là thái độ kiên quyết, không ngần ngại mổ xẻ những ung nhọt mưng mủ chỉ rõ căn bệnh nan y đã di căn từ lâu trong thành phần kinh tế nhà nước.

Ông Lê Tấn Hùng – nguyên Tổng giám đốc Sagri vừa bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí

Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn nơi ông Lê Tấn Hùng làm tổng giám đốc nhiều năm liền là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân TP.HCM. Tài liệu cho thấy, trong suốt nhiều năm, từ 2004 đến 2017, có tới 18 lãnh đạo chủ chốt của đơn vị này dính tới tham ô tài sản và cố ý làm trái, từ Hội đồng thành viên cho đến Ban tổng giám đốc, kế toán trưởng và thậm chí kiểm soát viên. Kết quả thanh tra cho biết hầu hết các hoạt động của đơn vị này đều có sai phạm.

Chúng ta từng thấy một Công ty Tân Thuận với nhiều sai phạm là một đơn vị kinh tế của Thành Ủy TP.HCM thì giờ đây chúng ta thấy một Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn là một đơn vị kinh tế của Ủy ban nhân dân TP.HCM.

Cả nước hiện có khoảng 500 đơn vị kinh tế 100% vốn nhà nước có địa vị pháp lý tương tự, trong đó có những đơn vị khổng lồ như Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn điện lực, Tập đoàn than – khoáng sản… và các đơn vị trung bình như Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn, Công ty Tân Thuận… Các đơn vị này hiện đang nắm giữ khoảng 75% tài sản của quốc gia. Mặc dù, kinh tế nhà nước có những cái tốt, mang lại cho xã hội nhưng cũng có không ít tác hại với nền kinh tế nước ta hiên nay. Sai phạm của những tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước gần đây không phải ít và chúng ta đã thấy.

Theo quy luật phát triển, Việt Nam chắc chắn phải xem xét lại vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này trong quá trình hội nhập với thế giới. Đất nước muốn “thay da đổi thịt” thì cần phải có sự đầu tư đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân có thể xem là động lực để phát triển nền kinh tế nước ta. Trong phiên khai mạc Hội nghị trung ương 10 vào hồi tháng 5 vừa qua, người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đã có những phát biểu mang tính gợi mở về việc duy trì hay không thành phần kinh tế nhà nước. Những bước đi gần đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dường như thể hiện rõ mong muốn này, mặc dù đâu đó vẫn có một số người đang muốn làm chậm lại, thậm chí là cản trở.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở phát triển kinh tế tư nhân tại Hội nghị Trung ương 10.

Tìm ra con đường phát triển kinh tế đất nước đúng đắn là điều không hề dễ dàng, nhất là khi có quá nhiều người liên quan các nhóm lợi ích. Tuy nhiên, bản thân Tùng Lâm vẫn sẽ ủng hộ công cuộc phòng chống tham nhũng và chủ trương phát triển mạnh kinh tế tư nhân, giảm vai trò của kinh tế nhà nước.

Theo ngonco.net 

Bài mới
Đọc nhiều