+
Aa
-
like
comment

Tọa đàm trường phổ thông trong trường đại học – thực tiễn, pháp lý và chính sách

22/07/2019 20:54

Luật Giáo dục hiện hành cũng như Luật Giáo dục sửa đổi đều quy định rõ: “Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, tiến sĩ”.

Video Đại học mở trường phổ thông, nhà đầu tư nào còn dám làm giáo dục? ​

Xem thêm video khác trên VNTube – Cánh Cò ▶

THEO DÕI CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tọa đàm trường phổ thông trong trường đại học – thực tiễn, pháp lý và chính sách

Nhiều cơ quan chủ quản muốn ôm quyền lực

Đại học mở trường phổ thông sẽ tạo bất bình đẳng cho nhà đầu tư làm giáo dục

Rủi ro pháp lý khi Đại học Quốc gia cho thu học phí cao gấp 40 lần quy định

Trường đại học tuyển sinh lớp 1, Luật Giáo dục đang thua lệ Sài Gòn?

Ai cho Đại học Giáo dục mở trường phổ thông, thu tiền gấp 40 lần trường công?

Ngày 22/7, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Trường phổ thông trong trường đại học – thực trạng, cơ sở pháp lý và chính sách”.

Tới dự buổi tọa đàm có Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Ban Dân nguyện của Quốc hội;

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng – nguyên Đại biểu Quốc hội; Nhà giáo ưu tú Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch hội đồng Hệ thống giáo dục Lômônôxôp Hà Nội.

Tiến sĩ, Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy – Hà Nội.

Nhà giáo Hoàng Xuân Khóa – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Marie Curie – Hải Phòng…

Vấn đề mở trường phổ thông trong các trường đại học đang tạo ra những bất cập, làm méo mó chính sách xã hội hóa giáo dục (ảnh Trinh Phúc).

Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, ông Đào Ngọc Tước, Phó Tổng Biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cho rằng, Luật Giáo dục hiện hành cũng như Luật Giáo dục sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020 đều quy định rõ: “Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ”.

Tuy nhiên, nhiều năm nay vẫn tồn tại mô hình trường phổ thông, thậm chí mầm non trong trường đại học và cao đẳng ở các địa phương và đang có xu hướng nảy nở tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Các trường phổ thông trong cao đẳng, đại học được xác định loại hình là trường công lập nhưng lại được tuyển sinh và thu học phí như trường tư thục.

Điều này sẽ có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách Xã hội hóa giáo dục, thu hút đầu tư của xã hội vào giáo dục bởi sự bất bình đẳng từ cơ chế, đồng thời làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật và có thể tạo ra những kẽ hở chính sách để biến tài sản công thành công cụ thu lời cho một nhóm người.

Do đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm này để cùng các chuyên gia, nhà giáo phân tích thực trạng, cơ sở pháp lý và chính sách để góp ý vào việc triển khai Luật Giáo dục sửa đổi 2019 sao cho hiệu quả, nhất là việc xây dựng nghị định hướng dẫn thi hành luật.

Tại buổi tọa đàm, thầy Hoàng Xuân Khóa cho biết: “Mô hình trường đại học đào tạo mầm non, tiểu học cho đến bậc đại học có ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Haa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan… nhưng hầu hết là trường tư.

Trong hệ thống Luật Giáo dục của mình không có mô hình này. Nên bàn mô hình này có tổ chức ở Việt Nam hay không thì đó là vấn đề tương lai.

dientugiaoduc
Phó Tổng biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam – Đào Ngọc Tước phát biểu. Ảnh: Trinh Phúc.

Luật hiện hành và Luật Giáo dục sắp tới đã ban hành rồi mà chưa có quy định nhưng để tồn tại như vậy tôi cho rằng không được”.

Cũng theo thầy Khóa, ở Việt Nam thực ra các trường đại học, các trường sư phạm có những lớp năng khiếu đào tạo nhân tài, hoặc là nơi thực tập giảng dạy cho các giáo sinh, các phương pháp giảng dạy. Đây là những trường đặc thù, người ta không thu học phí, hoặc thu thấp.

Những mô hình đặc thù, riêng biệt thì Nghị định sẽ điều chỉnh cho nó tồn tại. Nhưng hiện nay có nhiều loại trường người ta đã tuyển sinh nhiều năm nay như ở Hải Phòng, có trường đại học không đứng ra mở mà cho các trường khác thuê lại cơ sở vật chất để mở trường phổ thông. Trong khi đó, theo quy định thì cơ sở đại học công lập không được cho tư nhân thuê.

“Tôi cho rằng, ở Việt Nam nếu trong cơ cấu luật không có thì không cho tồn tại, nếu không luật không nghiêm. Tôi cảm thấy đằng sau loại hình trường này có đặc quyền” – thầy Khóa nhấn mạnh.

Thầy Hoàng Xuân Khóa còn cho rằng, nếu tồn tại như thế này các trường phổ thông tư thục không thể cạnh tranh với một số trường đại học công lập trường phổ thông tư.

Vì các trường công họ không đóng thuế, trong khi trường tư thì đóng thuế 10%. Cơ sở vật cất của nhà nước trong khi cơ sở vật chất trường tư lại do tư nhân phải bỏ tiền ra. Do đó, ở đây có vấn đề pháp lý cần phải phân tích thấu đáo.

Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Phú Cường cho rằng, mô hình trường phổ thông trong trường đại học không có trong luật. Cái không có trong luật cần phải nghiên cứu thêm.

Hiện đang có thực trạng, các trường chuyên của các trường đại học đang hoạt động méo mó. Cụ thể, các lớp cận chuyên người ta tuyển sinh chiếm đến 40 – 50% tổng số học sinh trong khi chỉ cho phép tuyển sinh không quá 20%.

“Tôi cho rằng, cách làm trường chuyên của các trường đại học hiện nay cần phải xem lại.

Nhiệm vụ chính trị của họ là đào tạo nhân tài không phải làm kinh tế.

Trong khi thực tế tổ chức các lớp cận chuyên hiện nay là đang làm cho méo mó trở thành chỗ làm kinh tế.

Cơ sở vật chất của công nhưng tuyển sinh, thu học phí như tư nhân do đó cần phải nghiên cứu rõ. Nếu để mô hình như thế này thì tôi cho rằng chỉ có một nhóm có lợi.

Như trường chuyên ngữ hàng năm tổ chức 4 kỳ thi thử, một em nộp 500.000 đồng, mà có hàng nghìn em tham gia thi nên kiếm cả tiền tỉ cả. Mà tiền này không rơi vào tay nhà nước” –  thầy Cường cho biết.

(Theo Giáo Dục Việt Nam)

Bài mới
Đọc nhiều