Tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã tài trợ và chỉ đạo nhóm đối tượng Lê Đình Kình tấn công công an như thế nào?
Theo kết quả điều tra ban đầu, nhóm đối tượng gây rối ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vừa qua đã nhận tài trợ và sự chỉ đạo từ các tổ chức khủng bố như: Việt Tân, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều Đại Việt.
Trong số các đối tượng gây rối, tấn công các chiến sỹ bị bắt giữ, Nguyễn Văn Tuyển là đối tượng được giao nhiệm vụ thường xuyên phát trực tiếp trên facebook các thông tin sai lệch về nguồn gốc đất sân bay Miếu Môn, đã được những đối tượng ở nước ngoài liên lạc tài trợ tiền để thực hiện các hoạt động gây rối an ninh trật tự. Tại cơ quan điều tra Nguyễn Văn Tuyển đã khai nhận: “Trên trang mạng, Nguyễn Văn Đài, Ngọc Tuấn Trần thường xuyên hỏi han về Đồng Tâm và khi trình bày hoạt động đấu tranh khó khăn thì Đài đã tài trợ 1000 USD, còn Ngọc Tuấn Trần cho khoảng 6-7 triệu gì đó. Nếu làm đơn về nhân quyền thì sẽ được hỗ trợ hơn”. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Văn Đài, Ngọc Tuấn Trần là những cái tên thường xuyên có những luận điệu xuyên tạc lãnh đạo và lợi dụng sự việc nóng trong nước để kích động người dân biểu tình, bạo động. Giờ đây chính họ tài trợ tiền cho nhóm khủng bố ở Đồng Tâm tấn công các chiến sỹ công an, gây rối tình hình, cản trở quân đội thi công tường rào sân bay Miếu Môn, vậy đủ thấy mục đích của những tên tài trợ này không tốt đẹp gì rồi.
Hơn nữa, đối tượng Mai Thị Phấn được Lê Đình Kình giao cho trọng trách giữ tiền đã khai nhận rằng: “Mỗi năm, Lê Đình Kình có giao mấy lần tiền nhưng không rõ nguồn gốc ở đâu”. Điều này càng chứng minh một điều, nhóm gây rối ở Đồng Tâm luôn được “tiếp tế” tài chính để duy trì hoạt động. Đáng sợ hơn, nhóm đối tượng gây rối ở Đồng Tâm lại sử dụng số tiền nhận từ các tổ chức khủng bố để mua lựu đạn, hung khí, chế tạo bom xăng để sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng và chi tiêu hoạt động cá nhân. Đại tá Phan Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa còn khẳng định rõ hơn: “Các đối tượng phạn động ở nước ngoài đã gửi tiền về rất nhiều, hàng trăm triệu đồng về, số đối tượng ở Đồng Tâm đã cử người đi đến chỗ mua vũ khí, cụ thể là 10 quả lựu đạn, hàng trăm lít xăng để chế tạo bom xăng, rồi sử dụng số tiền này để phân cho các đối tượng và một số người dân để tiến hành theo sự chỉ đạo bên ngoài, đặc biệt là tụ tập đông người để cản trợ để cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ”.
Sau khi xảy ra vụ việc tại Đồng Tâm, các đối tượng phản động trong và ngoài nước ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống đối trên nhiều phương diện như phát tán các bài viết xuyên tạc về tình hình Đồng Tâm trên nhiều diễn đàn, hội nhóm khác nhau. Điển hình là Nguyễn Thúy Hạnh, Trịnh Bá Phương, Phạm Đoan Trang, Phạm Minh Vũ, Nguyễn Văn Đài,… luôn tự nhân danh quyền đại diện cho nhân dân để vi phạm pháp luật có tính hệ thống. Trong khi chính bọn chúng là những kẻ đứng sau giật dây, chỉ đạo nhóm đối tượng Lê Đình Kình chống đối chính quyền, tấn công các chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
Lần giở lại sự việc mất an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm từ tháng 4-2017 đến nay có thể thấy, nhóm “Đồng Thuận” thường xuyên nêu cụm từ “nhân dân Đồng Tâm chúng tôi” trong mọi hành vi chống đối, gây bất bình trong dư luận. Trong khi đó, những vấn đề liên quan đến công tác sử dụng đất tại xã Đồng Tâm cơ bản đã được chính quyền giải quyết. Đó là 14 cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình công tác đã bị xử lý hình sự. Ngoài ra, Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19-7-2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội “Thông báo kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức” đã khẳng định không có cái gọi là “59ha đất đồng Sênh” như nhóm “Đồng thuận” rêu rao, mà khu vực này hoàn toàn nằm trong phạm vi sân bay Miếu Môn từ hàng chục năm nay. Sau đó, ngày 25-4-2019, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo số 611/TB-TTCP về “Kết quả rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19-7-2017 của Thanh tra thành phố Hà Nội” xác nhận kết quả Thanh tra thành phố Hà Nội đã công bố là chính xác và đúng thẩm quyền…
Từ một vụ việc đã có kết luận, được đông đảo nhân dân địa phương thừa nhận, vậy nhưng nhóm “Đồng thuận” gồm khoảng 20 người trong mọi hành vi sai trái từ năm 2017 đến nay đều cố tình “lôi kéo” hơn 9.000 người dân Đồng Tâm vào vụ việc qua những phát ngôn có tính chất đánh đồng của cái gọi là “nhân dân Đồng Tâm chúng tôi”. Rất tiếc, qua mạng xã hội, từ một nhóm nhỏ vi phạm pháp luật đã bị các thế lực xấu lợi dụng, kích động đưa xã Đồng Tâm trở thành “điểm nóng” như đã biết… Trong khi đó, nhiều người dân chân chính nơi đây rất bất bình trước các phát ngôn của ông Lê Đình Kình và những cá nhân liên quan. Đó là chưa kể từ khi vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Đồng Tâm bị tụt hậu, bởi từ một xã có điều kiện kinh tế khá của huyện Mỹ Đức thì nay vẫn chưa đạt chuẩn nông thôn mới do nhiều công trình hạ tầng xã hội bị một số người ngăn cản không thể triển khai.
Liên quan đến vụ việc tại xã Đồng Tâm, hơn 2 năm qua, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã kiên trì tuyên truyền, thuyết phục nhân dân hiểu đúng bản chất sự việc. Đến nay, đại bộ phận nhân dân Đồng Tâm đã hiểu và thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, nhóm “Đồng thuận” vẫn lên mạng xã hội rêu rao “nhân dân Đồng Tâm chúng tôi kiên quyết phản đối”, trong khi thực chất họ cố tình ngăn cản 14 hộ dân đang chuẩn bị bàn giao mặt bằng đất quốc phòng, chấp hành kết luận của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra thành phố Hà Nội.
Trước đó, tại cuộc họp báo thông tin, trao đổi làm rõ về Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 tổ chức ngày 27-8-2019, Thanh tra Chính phủ khẳng định: Trong 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng khu vực sân bay Miếu Môn chỉ có 5 hộ có giấy do Ủy ban hành chính xã, Hợp tác xã Nông nghiệp Đồng Tâm cho mượn đất để ở và sản xuất từ trước năm 1980 mà không có hộ ông Lê Đình Kình. Theo quy định của pháp luật, ông Kình là người không có quyền và lợi ích hợp pháp tại khu vực đất sân bay Miếu Môn, không phải là đối tượng thanh tra, nên không có quyền khiếu nại kết luận thanh tra.
Sự thật đã “hai năm rõ mười”, vậy tại sao một nhóm người không có quyền khiếu nại, không phải là người được người dân xã Đồng Tâm ủy quyền lại có đơn khiếu nại kết luận thanh tra? Từng là cán bộ chủ chốt tại địa phương, nắm chi tiết nguồn gốc đất đai nhưng lúc đó Lê Đình Kình không lên tiếng về việc Bộ Quốc phòng cắm mốc giới mà sau này lại có đơn khiếu nại? Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định tại cuộc họp báo ngày 27-8-2019 rằng: Có việc cơ hội, lợi dụng khiếu kiện, tố cáo để xem chính quyền thành phố có bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ hoa màu hay không… Vậy là đã rõ về cái gọi là “người dân Đồng Tâm chúng tôi” của nhóm “Đồng thuận” thực chất chỉ là một nhóm người cố tình bóp méo sự thật hòng mục đích tư lợi, phá hoại sự bình yên của địa phương. Đồng thời đứng sau họ là bàn tay nối dài của tổ chức khủng bố “Việt Tân”.
Mấy chục năm qua, hoạt động chống phá Việt Nam của tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã là một sự thật không thể bác bỏ. Gần đây, núp dưới chiêu bài “bất bạo động”, hoạt động của “Việt tân” ngày càng ráo riết hơn, bộ mặt phản dân hại nước cũng ngày càng lộ rõ.
Vụ việc gây rồi Đồng Tâm lần này một lần nữa đã phơi bày bộ mặt thật cũng như bản chất khủng bố của tổ chức “Việt Tân”, đây là bài học đắt giá cho những kẻ cố tình vi phạm pháp luật, móc nối với các thế lực bên ngoài để gây rối loạn, phá hoại trật tự an ninh, an toàn xã hội. Đồng thời cũng là bài học cảnh tỉnh, cảnh giác đối với những ai còn mơ hồ với những âm mưu của các đối tượng xấu trong và ngoài nước.
Nhận định “Việt tân” là một tổ chức khủng bố là có nguyên do của nó. Từ năm 1982 đến năm 1989, “Việt tân” với tên gọi là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” dưới sự chỉ đạo của Hoàng Cơ Minh đã liên tục đưa các toán vũ trang có tên gọi “Đông tiến 1”, “Đông tiến 2”, “Đông tiến 3” xâm nhập Việt Nam qua đường Lào, Cam-pu-chia với mục đích lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố, cướp chính quyền tại một số vùng chiến lược. Các toán vũ trang này nhanh chóng bị các lực lượng vũ trang Việt Nam và Lào bao vây, truy kích, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu phản động… Sau các thất bại liên tiếp, nhất là sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tổ chức này đổi tên thành “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” (gọi tắt là Việt tân), tuyên bố chuyển sang đấu tranh “bất bạo động” và tiến hành tuyên truyền chính trị nhằm thích ứng với sự chuyển hướng từ hoạt động bạo động sang “diễn biến hòa bình”. Nhưng trên thực tế, cơ quan an ninh Việt Nam vẫn phát hiện “Việt tân” đưa người vào Việt Nam để đặt chất nổ, rải và dán truyền đơn, kích động, dụ dỗ, mua chuộc các thành phần bất mãn, lưu manh, giang hồ, xã hội đen, tội phạm để hoạt động. Hầu hết người của “Việt tân” khi bị bắt giữ trong thời gian này đều mang theo vũ khí nguy hiểm như súng lục, lựu đạn, dao găm, lưỡi lê,…
Đặng Trường