Nghịch lý ở nơi có nhiều tổ chức nhân quyền nhất thế giới
Mỹ lại xảy ra 1 vụ xả súng tại Texas khiến 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng. Bất cứ ai cũng phải rùng mình trước sự dã man này.
Hiện nay, Mỹ được coi là siêu cường quốc hùng mạnh nhất thế giới với một nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quân sự có thể xếp hàng đầu. Mỹ vốn luôn tự xây dựng hình ảnh là một đất nước được tôn sùng là đệ nhất văn minh, gần như là quốc gia duy nhất trên thế giới này có cái khả năng “xuất khẩu văn minh” đi khắp thế giới dưới cánh tên lửa Tomahawk cùng với bom nguyên tử. Thực tế cho thấy, vẻ ngoài mỹ miều cùng nền văn minh khoa học công nghệ phát triển của Mỹ không đi cùng với sự phát triển của một xã hội tiến bộ, mà ngược lại, đầy rẫy những mâu thuẫn giai cấp, bất công. Vì thế, Mỹ gần như là quốc gia duy nhất xảy ra nhiều vụ xả súng thương tâm. Giáo sư Lankford, người đã nghiên cứu về các vụ xả súng hàng loạt trên thế giới suốt nhiều năm, cho biết Mỹ chiếm khoảng 4,4% dân số toàn cầu, nhưng sở hữu 42% số súng trên thế giới. Từ năm 1966 đến 2012, khoảng 31% kẻ xả súng trên thế giới là người Mỹ.
Theo thống kê của cơ quan dữ liệu về bạo lực súng của Mỹ (Gun Violence Archive), nước Mỹ chứng kiến 693 vụ xả súng hàng loạt trong năm 2021, cao nhất trong hơn 20 năm, khiến 103 người chết và 140 người bị thương. Tình trạng “bỗng dưng muốn bắn” tại Mỹ luôn không ngừng tăng cao qua các năm và sự thương vong, bi thảm cũng tăng lên theo mức độ tiến bộ của khoa học vũ khí tại quốc gia này. Những vụ xả súng tại Mỹ chỉ là những hệ quả của sự dã man thoát thai từ một nền “văn hóa súng đạn” và mối quan hệ giữa người với người trong một xã hội thấm đẫm chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ.
Nhân quyền là quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, không vượt ra ngoài luật pháp và những giá trị văn hóa cộng đồng, phải vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Nhưng ở Mỹ, nơi có nhiều tổ chức nhân quyền nhất thế giới (15 tổ chức bao gồm cả tổ chức phi chính phủ) thì ngược lại. Họ đề cao vai trò cá nhân một cách quá trớn. Ở đó, những đứa con hư bị bố mẹ la rầy cũng có thể gọi điện cho cảnh sát để can thiệp vì “ngược đãi” vì “xâm phạm quyền tự do, quyền con người”,… Ở đó, bố mẹ đến thăm con cũng phải báo trước và được sự đồng ý của con cái nếu không muốn bị kiện vì cái tội “xâm nhập bất hợp pháp”. Và để điều chỉnh cái “nhân quyền” to vật vã giữa các cá nhân ấy, Chính phủ Mỹ và những ông chủ đằng sau tổ chức nhân quyền đã ấn vào tay các công dân của mình những tờ giấy phép sử dụng súng và các điều luật cổ vũ cho việc sử dụng súng. Ngay sau mỗi vụ thảm sát, sau khi Chính phủ Mỹ hứa hẹn sẽ có các biện pháp quản lý súng ống thì doanh số súng bán ra lại tăng vọt gấp nhiều lần.
Ở những quốc gia mà các tổ chức nhân quyền ở Mỹ cho rằng không có nhân quyền thì những quốc gia đó lại dùng lý lẽ và pháp luật để giải quyết mâu thuẫn. Còn tại Mỹ, người ta dùng súng để giải quyết mâu thuẫn bằng cách chấm dứt cuộc đời người khác. Vậy mà những lúc thế này, không hề một tổ chức nhân quyền hay vị dân biểu nào lên tiếng, phản đối việc sử dụng súng ở Mỹ. Trong khi các tổ chức nhân quyền của đất nước này thường xuyên xuyên tạc tình hình nhân quyền thế giới.
Vụ xả súng tại Texas vừa qua khiến 21 người tử vong là một hồi chuông báo động về tình hình nhân quyền và an ninh trật tự của Mỹ. Thay vì dành thời gian soi mói, bịa đặt tình hình nhân quyền nước khác thì thiết nghĩ, các tổ chức nhân quyền, dân biểu Mỹ hay những người mang quốc tịch Mỹ nói tiếng Việt nên góp ý, điều chỉnh luật tự do dùng súng ở xứ cờ hoa trước đã.
Phù Vân