Tinh hoa vũ khí Việt: Tuyệt vời tên lửa bờ “Made in Vietnam” gắn sát thủ chống hạm Kh-35
Công nghiệp quốc phòng nước ta đang triển khai chế tạo tổ hợp tên lửa bờ mới “Made in Vietnam”, sử dụng tên lửa chống hạm Kh-35 làm chủ đạo.
Trong phóng sự “Hiệu quả của những công trình trẻ” phát sóng ngày 12/8 trên kênh QPVN, một trong những sản phẩm tiêu biểu của tuổi trẻ Tổng cục Kỹ thuật là thiết kế xe bệ phóng của hệ thống tên lửa bờ “Made in Vietnam”.
Qua hình ảnh được công bố, có thể thấy thùng xe tải đã được dỡ bỏ để thay thế bằng một sàn công tác chịu lực làm mặt bằng bệ phóng và khung gầm Kamaz 3 cầu chủ động (6×6), tương tự như sản phẩm tích hợp pháo phòng không 23mm lên xe tải Kamaz-43118 của Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật).
Có thể thấy xe bệ phóng tự hành với cụm 4 ống phóng rất giống với bệ phóng KT-184 thường thấy của tên lửa chống hạm Kh-35 (Uran-E).
Trước đó, bài viết tựa đề “Thi đua cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới” trên báo Quân đội Nhân dân tháng 11/2018 đã đề cập tới việc chế tạo xe phóng sản phẩm VCM-01 của Ban Nghiên cứu và Phát triển, Phòng Kỹ thuật Công nghệ tại Xí nghiệp Liên hợp Z751.
Theo đó, Xí nghiệp Liên hợp Z751 đã liên kết, hợp tác với các đơn vị uy tín trong nước và quốc tế, nghiên cứu, thiết kế cho ra đời nhiều sản phẩm giá trị, như: Bộ phận cơ khí xe radar P-18, P-19; tổ hợp xe phóng sản phẩm VCM-01.
Bài viết có tựa đề “Việt Nam tự chèo con thuyền Kayak của riêng mình” của 2 tác giả Douglas Barrie và ông Tom Waldwyn thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tiết lộ rằng rất có thể Việt Nam đã mua giấy phép sản xuất đủ 3 phiên bản của tên lửa Kh-35 gồm biến thể phóng từ tàu chiến, từ máy bay và từ đất liền (tên lửa bờ).
Sánh ngang sản phẩm nước ngoài?
Giải pháp đưa bệ phóng KT-184 với 4 tên lửa chống hạm Kh-35 lên khung gầm xe tải Kamaz của chúng ta có nét tương đồng với hệ thống Rubezh-ME của công ty JSC Typhoon-Nga (cũng chính là nơi phát triển hệ thống Bal-E) mới xuất hiện tại Triển lãm Hải quân Quốc tế lần thứ 9 (IMDS) tháng 7/2019 tại St-Petersburg.
Hệ thống mới sẽ được lắp trên gầm Kamaz 4 cầu chủ động (8×8) và có sẵn radar để cấp tọa độ cho tên lửa, thay vì một bệ radar riêng.
Khung gầm MZKT-7930 của tổ hợp Bal-E do Nga chế tạo trước đó nặng tới 43 tấn hay hệ thống Rubezh-ME mới nhất mà Nga vừa trình làng tích hợp cả radar và bệ phóng tên lửa tự hành trên xe KamAZ-63501 8×8 cũng còn nặng tới 27 tấn, trong khi Việt Nam sử dụng khung gầm Kamaz 6×6 thì chắc chắn nhỏ gọn, nhẹ và cơ động hơn rất nhiều.
CẬP NHẬT: Sốc nặng, không thể đỡ nổi cú thọc sườn hiểm hóc của QĐ Syria, phiến quân sụp đổ, tháo chạy – Thổ hết đường cứu Thông điệp sắc lạnh ông Putin gửi tới Thổ Nhĩ Kỳ: Hãy nhớ S-400 đang hoạt động ở Syria! MAKS 2019: Công chúng sẽ được “sờ tận tay” tiêm kích tàng hình Su-57 – Cơ hội chưa từng có
Tuy nhiên, thiết kế xe phóng mới của Việt Nam dường như chưa được tích hợp cả radar lẫn bệ phóng trên cùng một khung xe việt dã duy nhất (TELAR), do đó chưa thể hiện lợi thế mang lại sự gọn nhẹ và khả năng độc lập tác chiến cao hơn xe mang phóng đơn thuần (TEL) của Bal-E.
Để hình thành một hệ thống tên lửa bờ hoàn thiện đầy đủ, điều cần thiết là phải bổ sung 1 đài radar (tương tự đài Monolith-B dùng chung cho các hệ thống tên lửa bờ của Nga như Bastion-P, Klub-M và Bal-E) cùng 1 trạm chỉ huy.
Một hệ thống tên lửa sử dụng Kh-35 phóng từ đất liền tương tự như hệ thống Bal-E của Nga có thể sẽ là giải pháp thay thế cho tổ hợp 4K51 Rubezh trang bị tên lửa P-15 Termit đang hiện diện trong biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Video mô phỏng tên lửa chống hạm Kh-35:
theo Trí Thức Trẻ