+
Aa
-
like
comment

Tin tức giả đang thao túng cuộc sống và tạo ra những hệ lụy vô cùng nguy hiểm

Hồng ĐInh - 27/11/2019 17:44

Rõ ràng hệ lụy từ tin đồn và hiệu ứng đám đông là nghiêm trọng. Nó không chỉ gây sự bất an, mất niềm tin mà còn là những thiệt hại khôn lường cả về vật chất lẫn tinh thần, thậm chí là tính mạng con người. Trong một xã hội hiện đại với nhiều chiều kích thông tin hiện nay cần thiết phải có một thiết chế quản lý và xử lý những thông tin sai sự thật, mà cụ thể là những tin đồn vô lối.

Những thông tin trên các phương tiện truyền thông về “ vụ nổ hạt nhân ở Biển Đông ” là tin giả – RT cho hay.
Vài ngày gần đây có những đã có những tin rải rác trên các phương tiện truyền thông về một vụ nổ ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào về điều này.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga vừa lên tiếng về thông tin có một “vụ nổ hạt nhân dưới biển Đông” gây xôn xao từ giữa tuần trước.

Bản tin từ trang Hal Turner Radio Show, cung cấp thông tin sai lệch về vụ nổ hạt nhân ngầm ở Biển Đông.
Nói với hãng tin Ria Novosti, ông Sergey Naryshkin cho biết tới lúc này Nga vẫn “không có thông tin đáng tin cậy” về sự cố, đồng thời cho biết Nga đã xúc tiến “kiểm tra và tái kiểm tra” tin đồn.

Trong khi đó, đài RT (Nga) lại khẳng định “vụ nổ hạt nhân dưới biển Đông” là tin giả.

Theo RT, thông tin về “sự cố hạt nhân” ở Biển Đông được phát trên trang Hal Turner Radio Show hôm 20.11 đã nhanh chóng lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội, và cuối cùng thậm chí được những hãng tin có danh tiếng đăng tải.

Đoạn “tin tức” của trang tin cánh hữu – vốn đã nhiều lần bị buộc tội truyền bá tin giả và thuyết âm mưu, thực sự là giật gân. Nó tuyên bố đã có một vụ nổ dưới đáy biển ở Biển Đông, kéo theo đó là sự gia tăng bức xạ nền trên khắp bờ biển.

“Bản tin” xuất hiện giữa những cáo buộc rằng Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới Mỹ bằng cách kích nổ một thiết bị hạt nhân nhỏ ở ngoài khơi nước này.

Theo RT, khi xem xét kỹ hơn, câu chuyện có vẻ không ổn chút nào. Nó trích dẫn những “nguồn tin quân sự” ẩn danh và phát hiện của “một số thiết bị hải dương học” cho rằng từ 10-20 kiloton thiết bị hạt nhân đã nổ ở độ sâu khoảng 50 mét. Vị trí của vụ nổ dường như đang chỉ đúng về Biển Đông.

RT phân tích, những phát hiện phóng xạ được trích dẫn từ website uRADMonitor. Cái tên của website nghe có vẻ như trang của Mạng lưới quan trắc môi trường toàn cầu, nhưng trên thực tế đây là một dự án nguồn mở dành cho những người đam mê đo đạc bức xạ nghiệp dư. Trang web này cũng bán các thiết bị đo bức xạ.

Chỉ số bức xạ trong khu vực – ngay cả khi chúng chính xác – cũng không đáng sợ, với số đo cao nhất chỉ 0,24 microsievert mỗi giờ, nằm trong mức phóng xạ tự nhiên và không được coi là có hại cho con người.

Trớ trêu thay, theo uRADMonitor, tại thời điểm xảy ra vụ việc, các vụ đọc bức xạ có thể xảy ra ở một số vùng của Thụy Sĩ, đạt tới hàng trăm microsievert mỗi giờ.

Tin tức giả được phát tán từ các cá nhân hay nhóm người chuyên sản xuất loại tin này nhưng những hệ quả mà chúng gây ra lại ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trong đó có những hệ quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Đặc trưng chung nhất của những tin tức giả kiểu này là chúng thường xuất phát từ những sự kiện, hiện tượng nóng, gây tranh cãi trong đời sống thực. Những sự kiện nào càng nóng, càng gây tranh cãi thì càng là đề tài béo bở cho tin tức giả phát tác từ đó. Chẳng hạn như những tin tức về các sự kiện chính trị quan trọng như bầu cử, họp Quốc hội, về thiên tai nghiêm trọng, khủng bố,…

Chúng có thể được thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh được chỉnh sửa hoặc các video cắt ghép,… và thường được đăng tải, phát tán trên các trang thông tin không chính thống, qua các nền tảng mạng xã hội và các ứng dụng tin nhắn hay công cụ tìm kiếm như Google. Động cơ của các đối tượng sản xuất loại tin tức giả này có thể vì mục đích tài chính, chính trị hay hạ uy tín của cá nhân, tổ chức một cách có chủ đích.

Mới đây trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên chất vấn sáng 8/11.

“Việt Nam sẽ phải ban hành quy định pháp luật về vấn đề này. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm có quy định pháp luật về xử lý tin giả,” Bộ trưởng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng, thông tin xấu, độc chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội nước ngoài, còn nền tảng trong nước thì cơ bản quản lý được. Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Tổng cục thuế, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này. Trong đó, tập trung vào việc có thể tìm ra danh tính các tài khoản trên mạng xã hội để tránh việc nhiều người nghĩ trên mạng xã hội có thể “ẩn danh” được nên cố tình đưa tin giả; phải có công cụ tự động xóa bỏ tin xấu, độc.

Sức ép lớn nhất của các nền tảng truyền thông xã hội đó chính là sức ép về uy tín của các nền tảng này đối với các đối tác và khách hàng. Trước tình trạng tin tức giả mạo nói riêng và các nội dung không phù hợp được đăng tải đến mức khó kiểm soát trên các nền tảng truyền thông xã hội, rất nhiều công ty, nhãn hàng lớn trên thế giới đã thay đổi chính sách quảng cáo, thậm chí là ngừng quảng cáo trên các nền tảng này, gây ảnh hưởng lớn đến một trong những nguồn thu chính của chính những nền tảng này.

Thông tin của báo chí truyền thống đã bị nhấn chìm trong dòng thác các dữ liệu được đưa ra từ vô số nguồn của các cá nhân hay tổ chức ẩn danh khác nhau, mà đa phần là tin tức giả mạo hay sự nhào trộn khéo léo giữa tin thật và tin giả. Việc lan truyền tin giả đang trở thành mối lo ngại lớn khi truyền thông xã hội ngày càng phát triển. Không những làm xói mòn lòng tin của độc giả vào truyền thông, tin giả còn gây ra hàng loạt hậu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, hệ quả từ tin tức giả không chỉ dành riêng cho các nhóm đối tượng liên quan hay những đối tượng chúng hướng đến, chính những đối tượng tung tin tức giả cũng bị xử lý tùy theo chính sách và quy định pháp luật của từng quốc gia trên thế giới.

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều