+
Aa
-
like
comment

Tin giả ngày càng nhiều, lây lan nhanh, làm sao để không mắc bẫy?

24/12/2019 06:00

Bàn về tin giả (fake news) hiện nay, nhiều chuyên gia cũng như cơ quan quản lý nhận định, tin giả đã có từ lâu, cái chúng ta cần là làm như thế nào để ứng phó, xử lý với tình trạng tiềm ẩn nguy cơ gây ra hậu họa khôn lường này.

Tại buổi hội thảo “Chính sách nào để ứng phó với tin giả, thông tin không chính xác” do Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức vào chiều nay (23/12), nhiều chuyên gia, diễn giả đã bày tỏ sự quan ngại đối với thực trạng đáng báo động về những ảnh hưởng của tin giả trong cộng đồng.

Trình bày tham luận tại buổi hội thảo về xu thế và các vấn đề cốt lõi của tin giả, thông tin không chính xác, ông Lê Quốc Minh – Phó tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam cho rằng, fake news đang trở thành xu hướng âm ỉ trên toàn cầu. Với những tin giả, đối tượng tung tin để cho người dùng càng đọc nhiều càng tốt, như thế sẽ có nhiều tiền.

Theo Phó tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, đối với những người đã vô tình đọc tin giả 1 lần, với các thuật ngữ công nghệ, người dùng đó sẽ tiếp tục có nguy cơ bị các tin giả tiếp cận trong thời đại công nghệ số như hiện nay.

Về đối tượng mà hay bị tin giả tác động, theo ông Lê Quốc Minh, người từ 65 tuổi trở lên dễ mắc tin giả nhất.

tin gia ngay cang nhieu, lay lan nhanh, lam sao de khong mac bay? hinh anh 1
TS. Nguyễn Sĩ Dũng khuyến nghị Việt Nam nên chọn phương pháp là ban hành luật chuyên ngành để chống lại tin giả.

Ở góc độ ứng phó với tin giả, tiếp cận từ góc độ quản trị và chính sách công, TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Chuyên gia quản trị và chính sách công nhận định, tin giả sẽ theo chúng ta suốt đời, vấn đề là chúng ta tránh được thì tổn thất ít hơn, không tránh được thì tổn thất là điều dễ hiểu.

Trình bày về các mô hình phản ứng chính sách trên thế giới, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho biết, ở một số nước như Canada, Nhật, Thuỵ Điển, Vương quốc Anh…, người ta không ban hành luật chuyên ngành mà áp dụng các quy phạm pháp luật đã tồn tại để xử lý vấn nạn này.

Nhưng ở các nước Trung Quốc, Ai Cập, Pháp, Đức… người ta lại ban hành luật chuyên ngành, áp đặt chế tài cho các mạng xã hội để khi lan truyền tin giả, thường là phạt tiền và ra lệnh dỡ bỏ.

Trung Quốc, Vương quốc Anh và 1 số nước khác cũng được xác định theo mô hình trao quyền cho cơ quan bầu cử và sử dụng nền tảng số để phát hiện và block tin giả.

Với Thuỵ Điển, Kenia, họ giáo dục người dân về hiểm hoạ của tin giả để người dân phòng chống những tin giả xuất hiện.

Tại Việt Nam, theo chia sẻ của ông Dũng, cách thức phản ứng trước tin giả của Việt Nam đã được cụ thể hoá bằng Luật an ninh mạng năm 2018.

Trong đó khẳng định việc áo dụng các điều khoản về tội phạm có liên quan của Bộ luật hình sự; nghiêm cấm hành vi xuyên tạc và thông tin sai sự thật gây hoang mang và thiệt hại; xử phạt, bắt bồi thường, truy cứu trách nhiệm hình sự…

Nêu giải pháp để ứng phó với tin giả, vị chuyên gia quản trị và chính sách công chia sẻ, có 2 mô thức cơ bản trong phản ứng chính sách đối với tin giả đó là cách phản ứng mềm và phản ứng cứng.

Phản ứng mềm là  dùng hệ pháp luật tuyền thống, hệ thống khuyến khích và các giải pháp kỹ thuật để chống lại tin giả. Các nước theo truyền thống như Anh, Mỹ thường dùng cách này.

Cách phản ứng cứng là ban hành luật chuyên ngành để chống lại tin giả, coi trọng sự can dự của nhà nước trong việc chống tin giả. Các nước theo tinh thần nhà nước kiến tạo phát triển thường đi theo cách này.

Với Việt Nam, TS. Nguyễn Sĩ Dũng khuyến nghị, nên chọn cách phản ứng cứng có thể phù hợp với bối cảnh văn hoá, lịch sử và chính trị của việt nam. Nhưng ông Dũng bày tỏ, nếu lựa chọn phương án này thì phải tìm cách giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó.

Quan trọng là phải cung cấp được một định nghĩa tương đối hẹp và sáng tỏ về khái niệm tin giả; xây dựng năng lực và liêm chính cho các cơ quan quyền lực công chịu trách nhiệm áp đặt việc tuân thủ luật An ninh mạng.

tin gia ngay cang nhieu, lay lan nhanh, lam sao de khong mac bay? hinh anh 2
Các chuyên gia nhận định, tin giả đang ngày lan rộng, ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng.

Cũng chia sẻ về vấn đề tin giả, TS. Thái Thị Tuyết Dung – Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh nhìn nhận, tất cả pháp luật của các quốc gia đều có quy định về việc đưa tin giả, tin sai sự thật, tuy nhiên cơ chế đó không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

TS. Dung đưa ra ví dụ về 1 người bị đồn thổi tin ở quê, ra khỏi quê là hết, nhưng bây giờ thì thông tin đó nằm trên mạng, hậu quả họ gánh chịu quá lớn.

“Cơ chế pháp lý hiện nay cần có cơ chế mới phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin” – TS. Dung nêu quan điểm.

Đáng chú ý, nhận định môi trường thông tin ở Việt Nam là thuận lợi cho thông tin giả, ông Lê Văn Nghiêm – Phó Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin truyền thông) cho rằng, việc thiếu công khai minh bạch thông tin đã dẫn đến tình trạng tin giả tràn lan.

Việc cung cấp thông tin còn chậm, chưa đầy đủ; người dân thiếu thông tin; người dân dễ, cả tin cũng được ông Nghiêm xác định khiến môi trường thông tin của Việt Nam thuận lợi cho tin giả.

Theo ông Nghiêm, tin giả đã gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ; xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đất nước, tổ chức, cá nhân;

Đề xuất cách ứng phó với tin giả, vị Phó Viện trưởng Viện ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông bày tỏ quan điểm phải có sự vào cuộc của cơ quan nhà nước trong việc theo dõi dư luận trên báo chí, trên mạng xã hội để kịp thời phát hiện tin giả, khi phát hiện tin giả phải kiểm tra, xác minh, kết luận.

Còn với báo chí, các đơn vị này cũng phải có trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, phòng chống các tin giả lan truyền. Báo chí phải phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện sớm tin giả, phối hợp đánh giá tác hại của tin giả, sau đó phối hợp kiểm tra, xác minh.

Ngoài ra, các chủ thể tham gia, các chủ thể chính liên quan đến tin giả cũng phải là đơn vị trực tiếp có các biện pháp ứng phó với thông tin giả lan truyền.

“Phải tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ theo luật tiếp cận thông tin, thực hiện tốt trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” – ông Nghiêm đưa ra các giải pháp hạn chế tin giả.

tin gia ngay cang nhieu, lay lan nhanh, lam sao de khong mac bay? hinh anh 3
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Lê Doãn Hợp nhận định, phải minh bạch thông tin thì sẽ hạn chế được tin giả.

Cũng đồng tình với ông Lê Văn Nghiêm, ông Lê Doãn Hợp – nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, Chủ tịch danh dự Hội truyền thông số Việt Nam cho biết, việc thiếu thông tin là nguy cơ khiến tin giả được lan nhanh.

Bàn về giải pháp, ông Hợp cho biết, đối với báo chí, chỉ cần 4 chữ “Trung thực, hướng thiện”; với nhà nước thì phải có luật quy định; nâng cao dân trí và cuối cùng là phải phản bác tin giả và có hình thức xử lý kiên quyết.

Chuyên gia môi trường Nguyễn Nhật Đình: Tin giả cũng có lợi

Vừa qua chúng ta phát hiện ra trang Đại Kỷ Nguyên trên mạng xã hội là nguồn tin giả, nhưng trong tin giả cũng cho ta 1 thông tin thật.

Ví dụ tin giả nhắc đi nhắc lại nhiều là bán nội tạng của pháp luân công, tuy nhiên ta biết việc bán nội tạng là không có thật, nhờ cái đó xác định là điều đó có thật.

Chẳng hạn như tin giả nói đập TamHiệp ở Trung Quốc bị méo, nhờ có tin giả này chúng ta biết đập an toàn.

Hay ở trong nước, người ta truyền nhau bức ảnh về nhiệt điện Vĩnh Tân có nghi ngút khói đen, tuy nhiên đó là những hôm nhóm lò của nhiệt điện, 3 năm xảy ra 1 lần, qua đọc tin đó mà tôi biết nhà báo viết tin, bài đó chưa từng đến hiện trường.

Hòa Nguyễn/DV

Bài mới
Đọc nhiều