+
Aa
-
like
comment

Tiết lộ câu chuyện đằng sau vụ Facebook sập mạng toàn cầu

Tùng Anh - 05/10/2021 09:57

Cựu giám đốc sản phẩm của Facebook tiết lộ nhiều tài liệu cho thấy mạng xã hội này vì lợi nhuận mà bỏ qua thông tin sai lệch.

Ban đầu, vào ngày 13-9, tờ The Wall Street Journal bắt đầu đăng tải một loạt bài dựa trên bộ nhớ truy cập nhanh của các tài liệu nội bộ, tiết lộ Facebook biết các sản phẩm của mình gặp hàng loạt vấn đề, ví dụ như tác hại của Instagram đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên, thông tin sai lệch về cuộc bạo loạn ở trụ sở quốc hội Mỹ ngày 6-1 nhưng vẫn hạ thấp các vấn đề này trước công chúng.

Các bài báo này thu hút sự chú ý của quan chức chính phủ Mỹ.

Đến ngày 3-10, người tố cáo nội bộ của Facebook đã tiết lộ danh tính. Xuất hiện chương trình “60 Minutes” của Đài CBS, Frances Haugen (37 tuổi), cựu quản lý sản phẩm của Facebook, cho biết có nhiều tài liệu cho thấy Facebook biết rõ nền tảng của họ được dùng để phát tán sự thù ghét, bạo lực và thông tin sai lạc. Tuy nhiên, công ty này cố gắng che giấu các bằng chứng.

Câu chuyện đằng sau vụ Facebook sập toàn cầu - Ảnh 1.
Frances Haugen, cựu quản lý sản phẩm của Facebook, xuất hiện chương trình “60 Minutes” của Đài CBS ngày 3-10.

Frances Haugen nói: “Điều tôi thấy ở Facebook nhiều lần là xung đột lợi ích giữa những gì tốt cho công chúng và những gì tốt cho Facebook. Họ hết lần này đến lần khác chọn cách tối ưu hóa lợi ích của chính mình, như kiếm nhiều tiền hơn”.

Frances Haugen đã nộp ít nhất 8 đơn khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, tố Facebook che giấu nhiều thiếu sót trước các nhà đầu tư và công chúng.

Frances Haugen cho biết: “Tôi sử dụng nhiều mạng xã hội. Về cơ bản, Facebook tệ hơn bất cứ thứ gì tôi thấy trước đây. Tới năm nay, tôi nhận ra mình phải đưa ra đủ bằng chứng để không ai có thể nghi ngờ điều đó là có phải sự thật hay không”.

Haugen cho biết cô tin Mark Zuckerberg “không bao giờ muốn tạo ra một nền tảng đáng ghét, nhưng ông ấy lại cho phép nội dung thù địch và gây chia rẽ được truyền bá nhanh hơn và tiếp cận dễ dàng hơn”.

Cô được Facebook tuyển dụng cách đây hai năm, chịu trách nhiệm xử lý thông tin sai lệch. Tuy nhiên, công ty giải thể nhóm quản lý thông tin sai lệch dân sự ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, khiến góc nhìn của cô về mạng xã hội này bắt đầu thay đổi.

“Về cơ bản, họ nói: Ồ tốt rồi, chúng ta đã vượt qua cuộc bầu cử, không có bạo loạn, giờ chúng ta có thể giải thể nhóm. Khi họ đưa ra quyết định đóng cửa, tôi có niềm tin chắc chắn rằng công ty sẽ không sẵn sàng đầu tư thực sự lâu dài vào những công cụ để giữ cho nền tảng an toàn”, Haugen nói.

Trong khi đó, Facebook cho rằng nhiều tuyên bố của Haugen “gây hiểu lầm” và khẳng định ứng dụng của họ có lợi nhiều hơn là gây hại.

Lena Pietsch, người phát ngôn của Facebook, nói: “Mỗi ngày, đội ngũ kiểm duyệt của chúng tôi phải cân bằng giữa mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân của hàng tỉ người dùng và nhu cầu duy trì một môi trường an toàn và tích cực. Facebook tiếp tục thực hiện những bước tiến đáng kể nhằm giải quyết vấn nạn lan truyền thông tin sai lệch và nội dung có hại”.

Câu chuyện đằng sau vụ Facebook sập toàn cầu - Ảnh 2.
Facebook bác bỏ cáo buộc cho rằng trang mạng xã hội này góp phần gây ra vụ bạo loạn tại Đồi Capitol vào ngày 6-1.

Facebook nhấn mạnh các vấn đề mà sản phẩm của họ phải đối mặt, bao gồm cả sự phân cực chính trị, rất phức tạp và không chỉ do công nghệ gây ra.

Nick Clegg, phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, nói với đài CNN: “Tôi nghĩ mọi người cảm thấy thoải mái khi cho rằng phải có một giải thích công nghệ hoặc kỹ thuật cho các vấn đề phân cực chính trị ở Mỹ”.

Facebook cho rằng cuộc phỏng vấn của Frances Haugen là “sự thật không đầy đủ” và “sử dụng các tài liệu của công ty để kể một câu chuyện sai lệch về những nghiên cứu được thực hiện để cải thiện sản phẩm”. Frances Haugen dự kiến có phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ trong ngày 5-10 về các cáo buộc.

Tối 4-10 (giờ Việt Nam), hàng loạt dịch vụ của Facebook, bao gồm nền tảng chính, Instagram, WhatsApp và Messenger đều không thể truy cập. Bloomberg đưa tin một đợt bán tháo đã khiến cổ phiếu của Facebook giảm hơn 5% vào cùng ngày (mức giao dịch ngày tồi tệ nhất trong gần một năm qua), bên cạnh mức giảm 15% cách đây hai tuần.

Tình trạng mất kết nối kéo dài 6 tiếng và mới bắt đầu được giải quyết vào sáng sớm nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trên diện rộng, Facebook khuyến cáo việc truy cập có thể chưa thực sự ổn định. Đây là sự cố ngừng hoạt động tồi tệ nhất đối với Facebook tính từ năm 2019 khi một vấn đề xảy ra khiến phiên bản web của mạng xã hội này mất kết nối trong 24 tiếng.

Cổ phiếu của Facebook cũng liên tiếp mất giá sau khi cựu giám đốc sản phẩm Frances Haugen tiết lộ nhiều tài liệu cho thấy mạng xã hội này đã bỏ qua các thông tin sai lệch vì lợi nhuận.

Cổ phiếu Facebook đã tụt 4,9% giá trị trong ngày 4/10, tiếp nối đợt giảm 15% từ giữa tháng 9, trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu của mạng xã hội này.

Zuckerberg điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi năm 2018.

Đợt giảm mới khiến tài sản cá nhân của Zuckerberg mất hơn 6 tỷ USD, xuống còn 121,6 tỷ USD. Đồng thời, ông chủ Facebook cũng tụt một bậc trên bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg. Thống kê cho thấy, Zuckerberg đã mất gần 20 tỷ USD trong vài tuần qua.

Động thái trên diễn ra sau khi hàng loạt dịch vụ mạng xã hội và nhắn tin của Facebook ngừng hoạt động đêm 4/10.

Facebook, Instagram, Messenger và WhatsApp đã hoạt động trở lại vào chiều 4-10 (giờ ET) sau sự cố nêu trên. Facebook đã xin lỗi nhưng không giải thích tức thì nguyên nhân gián đoạn.

Ngay khi Facebook được trở lại, CEO của Facebook – Mark Zuckerberg – chỉ gởi lời xin lỗi đến người dùng, không hề tiết lộ lý do tại sao Facebook lỗi kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

“Với mỗi doanh nghiệp lớn và nhỏ, gia đình và những cá nhân phụ thuộc vào dịch vụ của chúng tôi, tôi xin lỗi” – Giám đốc công nghệ Facebook Mike Schroepfer bày tỏ, đồng thời cho biết thêm “phải mất một khoảng thời gian để dịch vụ trở lại 100%”.

“Đội ngũ kỹ thuật phát hiện những thay đổi cấu hình trên các bộ định tuyến xương sống điều phối lưu lượng mạng giữa các trung tâm dữ liệu của chúng tôi là nguyên nhân gây ra sự cố gián đoạn” – Facebook cho biết.

Theo nhiều nhân viên giấu tên của Facebook, sự cố gián đoạn nêu trên có thể do lỗi nội bộ liên quan đến cách chuyển lưu lượng truy cập internet đến các hệ thống.

Lỗi của các công cụ liên lạc nội bộ và các tài nguyên khác dựa vào hệ thống này để hoạt động đã khiến sự cố thêm nghiêm trọng, nhóm nhân viên này nói thêm.

Góc khuất đằng sau nguyên nhân khiến Facebook sập toàn cầu - Ảnh 1.
Facebook cùng các ứng dụng WhatsApp, Messenger và Instagram bị sập trong gần 6 tiếng vào ngày 4-10.

“Facebook về cơ bản là đã khóa xe và bỏ quên chìa khóa trong xe” – chuyên gia Jonathan Zittrain của Trung tâm Internet và Xã hội Berkman Klein thuộc Trường ĐH Harvard (Mỹ) khẳng định trên mạng xã hội Twitter.

Trong khi đó, chuyên gia Troy Mursch của Công ty Bad Packets (Mỹ) cho rằng sự cố gián đoạn của Facebook có thể liên quan đến Hệ thống tên miền (DNS) – thường được mô tả là danh bạ điện thoại của internet.

Lỗi DNS vốn phổ biến, có thể xảy ra vì vấn đề kỹ thuật, thường là những vấn đề liên quan đến cấu hình.

“Sự cố gián đoạn của Facebook dường như xuất phát từ DNS. Tuy nhiên, đây chỉ là triệu chứng của vấn đề” – ông Mursch khẳng định.

Vấn đề cơ bản, theo ông Mursch và những chuyên gia khác, là Facebook đã rút giao thức tìm đường nòng cốt trên internet (BGP). Nếu DNS là danh bạ điện thoại của internet, BGP là hệ thống định vị. Câu hỏi được đặt ra là tại sao BGP lại biến mất ngay từ đầu.

Góc khuất đằng sau nguyên nhân khiến Facebook sập toàn cầu - Ảnh 2.
Bản đồ cho thấy kết nối đến Facebook bị gián đoạn vào ngày 4-10. Về cơ bản kết nối bị gián đoạn ở mọi nơi, cùng lúc.

Chuyên gia John Graham-Cumming của Công ty Cloudflare (Mỹ) nói rằng câu trả lời khả dĩ nhất là lỗi cài đặt cấu hình từ bên trong Facebook.

“Có vẻ như Facebook đã làm gì đó với các bộ định tuyến của họ, những bộ kết nối mạng Facebook với phần còn lại của internet” – ông Graham-Cumming khẳng định với Wired.

Chuyên gia Doug Madory của Công ty Kentik (Mỹ) khẳng định đây là đợt gián đoạn quy mô lớn nhất mà bà từng chứng kiến từ một công ty internet tầm cỡ như Facebook.

“Với nhiều người, Facebook là internet” – ông Madory nói, đồng thời cho biết thêm các công ty thường mất kết nối internet khi cập nhật cấu hình mạng.

Tùng Anh 

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều