Tiếng nói Đại biểu cần sự cẩn trọng
Vụ việc Đồng Tâm có thể coi là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, nó không chỉ thu hút những thế lực phản động chống phá tài trợ tiền bạc, vũ khí mà còn thu hút sự ủng hộ bằng ngôn luận từ phía 2 vị đại biểu Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng.
Trong vụ việc Đồng Tâm, ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng là 2 đại biểu có nhiều phát ngôn về Đồng Tâm. Xung quanh sự việc cũng xuất hiện những bức hình cho thấy 2 ông nghị này (Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng) đã trực tiếp tiếp cận dân Đồng Tâm để tìm hiểu sự việc. Đồng ý, để tiếp cận chân lý sự việc thì việc tiếp cận chủ thể liên quan, chủ thể trực diện là vô cùng cần thiết, là cách để những người có tiếng nói, đại diện cho tiếng nói của người dân như 2 ông có cơ sở để lên tiếng, để bênh vực hoặc lên án… Nhưng, điều đáng nói là chủ thể họ tiếp xúc thường xuyên, nhiều lần không ai khác là cha con ông Kình, những người ủng hộ đám cực đoan chứ không hề gặp mặt, trao đổi hay quan tâm gì đến 14 hộ dân thuộc diện giải tỏa – những người có quyền lợi trực tiếp liên quan đến vụ đất đai ở đồng Sênh.
Thậm chí trước Nghị trường, ông Dương Trung Quốc còn phát biểu: “Tôi đã chứng kiến cảnh người dân và những người chiến sỹ công an bị giữ chia tay nhau. Không biết đến bây giờ TP Hà Nội đã trả tiền cơm cho dân chưa, vì họ bỏ tiền túi ra nuôi dưỡng anh em và chăm sóc như con cháu trong nhà. Vậy mà vụ việc được xử lý thế nào? Chúng tôi tán thành phải thượng tôn pháp luật, xử lý đến cùng. Chúng ta khởi tố những người dân ở Đồng Tâm vi phạm, nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân không đúng quy định của luật pháp vẫn hoàn toàn đứng ngoài pháp luật. Điều đó đã gây bức xúc cho người dân. Gần đây công an Hà Nội đã kêu gọi những người bắt và giữ lực lượng công an ra đầu thú. Tôi nghĩ rằng dùng từ “đầu thú” là không ổn. Chúng ta đã mất đi ngôn ngữ để đối thoại với dân rồi sao?”.
Khi đề cập đến việc giải quyết vấn đề phức tạp ở Đồng Tâm, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã phát biểu: “Một đại đội Công an tấn công vào dân Đồng Tâm”, làm nhiều đại biểu và cử tri ngỡ ngàng, không hiểu đại biểu này nhận thức và đứng trên quan điểm nào mà tuyên bố như vậy
Tuy nhiên, chính những người dân Đồng tâm được mời đến đối thoại đã nói: ”Có Đại biểu Quốc hội xuống Đồng Tâm nhưng không gặp chúng tôi, những người có quyền lợi liên quan trực tiếp mà lại chỉ gặp người khiếu kiện là không hợp tình, hợp lý”. Thậm chí nhiều người dân Đồng Tâm còn nói, sự thật vụ đồng tâm đã rõ ràng, nhưng 2 vị đại biểu này đã nhiều lần mượn diễn đàn quốc hội để bảo vệ nhóm khủng bố Lê Đình Kình. Chính sự dung dưỡng bảo trợ bằng ngôn luận này đã tiếp tay cho những kẻ chống phá ra sức hoạt động ở Đồng Tâm đến tận ngày hôm nay.
Tiếng nói đại biểu: Rất cần sự cẩn trọng
Có thể thấy, đây là một vấn đề cần phải có những cách thức xử lý phù hợp bởi đại biểu Quốc hội là những người được nhân dân bầu ra, đại diện cho mình phản ánh các ý kiến cũng như thể hiện vai trò của người dân trong việc xây dựng, thực hiện các quyết sách của Nhà nước liên quan đến lợi ích của người dân, do đó họ chỉ là người truyền tải lại ý kiến của nhân dân chứ không phải là lấy tư cách đại diện của nhân dân để có các ý kiến sai thực tế, không phản ánh ý chí, ý nguyện của nhân dân. Lẽ ra là đại biểu quốc hội thì những người như ông Quốc, ông Nhưỡng phải sáng suốt, hiểu hơn ai cả về cái lẽ nghĩ, cách thức thực hiện để cho ra những kết quả chân thực. Đằng này các vị lại biến mọi thứ thành những sai lệch, xa rời về bản chất…
Ngành tư pháp hay bất kỳ ngành nào, cá nhân, tổ chức nào cũng đều có thiếu sót, khuyết điểm trong thực thi pháp luật; các cơ quan ngành tư pháp cần rút kinh nghiệm sâu sắc để cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được tốt hơn. Tuy nhiên, 2 vị đại biểu này lại lấy những hiện tượng đó để quy chụp và là căn cứ để đánh giá bản chất của cả ngành tư pháp. Những phát biểu chủ yếu mang màu sắc của chủ nghĩa cá nhân, ngôn từ hằn học, không có tính xây dựng.
Đặc biệt, là đại biểu Quốc hội nhưng trong nhiều phát biểu, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre thường đi “quá đà”, gây “sốc” không chỉ ở nội dung chất vấn mà cả thái độ chất vấn, thậm chí nhiều phát ngôn mang tính chỉ trích thiếu căn cứ. Ông thường xuyên cổ võ cho tội phạm, kích động họ làm loạn, gây ra tội ác ở Đồng Tâm. Ông cũng là một trong những người tiên phong trong việc ủng hộ tử tù Hồ Duy Hải, làm toán kiểu con trẻ để quy cho ngành công an là “khủng khiếp”… người như ông mới là làm mất niềm tin của nhân dân, là thất bại của nhân dân khi tín nhiệm, bầu ông là ĐBQH. Nhân dân Bến Tre đã đặt niềm tin nhầm người. Đáng tiếc, đáng buồn lắm thay!
Với những phát biểu công khai của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc đã làm dư luận có sự hiểu sai lệch; khơi mào cho nhiều người thiếu thông tin đầy đủ, những người bất mãn, cơ hội chính trị, những phần tử thù địch trong và ngoài nước lợi dụng bình luận, xuyên tạc, bóp méo sự việc để đả phá lực lượng Công an, chống phá nhà nước và xã hội về vụ việc ở Đồng Tâm. Thiết nghĩ, trên diễn đàn Quốc hội – cơ quan lập pháp, ngôn ngữ, văn phong của đại biểu trình bày cần phải có sự chuẩn mực và nghiêm cẩn và có trách nhiệm đưa ra nội dung chất vấn mang tính thuyết phục với tinh thần, thái độ xây dựng.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả