Tiêm kích Trung Quốc bị tố uy hiếp trực thăng Canada ở Biển Đông
Canada cáo buộc tiêm kích Trung Quốc thả mồi bẫy nhiệt, uy hiếp an toàn của trực thăng nước này trên vùng trời quốc tế ở Biển Đông.
Cuộc chạm mặt giữa tiêm kích hạng nặng J-11 Trung Quốc và trực thăng trên hạm Cyclone của Canada xảy ra ở không phận quốc tế trên Biển Đông ngày 29/10, nhưng thông tin được hải quân Canada công bố hôm 2/11.
Thiếu tá Rob Millen, sĩ quan thuộc phi đội trực thăng trên tàu hộ vệ HMCS Ottawa, nói rằng tiêm kích Trung Quốc tiếp cận chiếc Cyclone và thả mồi bẫy nhiệt phía trước trực thăng Canada. “Mồi bẫy có thể va đập với cánh quạt trực thăng hoặc bị hút vào động cơ. Đây là hành động uy hiếp an toàn bay và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp”, ông nói.
Thiếu tá Millen nói rằng máy bay Trung Quốc từng nhiều lần tiếp cận và giám sát phi cơ cánh bằng của nước ngoài ở khu vực, nhưng hiếm khi thực hiện hành động này với trực thăng. Động thái diễn ra khi trực thăng Canada đang tìm kiếm dấu vết một tàu ngầm được phát hiện trước đó.
Đây là lần chạm mặt thứ hai giữa chiến đấu cơ Trung Quốc với trực thăng của tàu hộ vệ HMCS Ottawa trên Biển Đông trong ngày 29/10. Trong sự việc còn lại, các tiêm kích J-11 đã áp sát và liên tục quần thảo quanh trực thăng của Millen khi nó đang bay bằng ở độ cao 1.000 m.
“Khoảng cách giữa hai bên ngày càng thu hẹp, đến mức uy hiếp an toàn bay. Trực thăng gặp nhiều luồng khí nhiễu động từ phi cơ Trung Quốc. Điều đó khiến tôi lo ngại vì hệ thống cánh quạt dễ tổn thương”, sĩ quan Canada nhớ lại.
Millen quyết định giảm độ cao xuống 60 m để đối phó biên đội J-11. “Trực thăng có thể hoạt động ở độ cao này, nhưng tiêm kích phản lực tốc độ cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, ông nói.
Giới chức Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
Mỹ và các đồng minh phương Tây thường xuyên triển khai tàu chiến, máy bay quân sự hoạt động trên Biển Đông nhằm thực thi quyền tự do đi lại, phản đối yêu sách chủ quyền trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại vùng biển này. Tàu hộ vệ HMCS Ottawa hiện diện tại khu vực từ giữa tháng 10, tham gia tuần tra và diễn tập với lực lượng hải quân Mỹ, Australia, Nhật Bản và New Zealand.
Đây là lần chạm mặt thứ hai giữa chiến đấu cơ Trung Quốc với trực thăng của tàu hộ vệ HMCS Ottawa trên Biển Đông trong ngày 29/10. Trong sự việc còn lại, các tiêm kích J-11 đã áp sát và liên tục quần thảo quanh trực thăng của Millen khi nó đang bay bằng ở độ cao 1.000 m.
“Khoảng cách giữa hai bên ngày càng thu hẹp, đến mức uy hiếp an toàn bay. Trực thăng gặp nhiều luồng khí nhiễu động từ phi cơ Trung Quốc. Điều đó khiến tôi lo ngại vì hệ thống cánh quạt dễ tổn thương”, sĩ quan Canada nhớ lại.
Millen quyết định giảm độ cao xuống 60 m để đối phó biên đội J-11. “Trực thăng có thể hoạt động ở độ cao này, nhưng tiêm kích phản lực tốc độ cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn”, ông nói.
Giới chức Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
Mỹ và các đồng minh phương Tây thường xuyên triển khai tàu chiến, máy bay quân sự hoạt động trên Biển Đông nhằm thực thi quyền tự do đi lại, phản đối yêu sách chủ quyền trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại vùng biển này. Tàu hộ vệ HMCS Ottawa hiện diện tại khu vực từ giữa tháng 10, tham gia tuần tra và diễn tập với lực lượng hải quân Mỹ, Australia, Nhật Bản và New Zealand.
Trong Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc (CMPR) năm 2023 được công bố tuần trước, Lầu Năm Góc chỉ trích Bắc Kinh thường xuyên “thực hiện những hành động thiếu chuyên nghiệp, gây mất an toàn nhằm cản trở khả năng hoạt động của Washington và các nước khác ở những nơi luật pháp quốc tế cho phép”.
Quan chức Mỹ cho biết phần lớn những cuộc chạm mặt trên không ở Biển Đông đều diễn ra an toàn và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có những sự việc được cho là “mất an toàn”, gần đây nhất là vụ tiêm kích J-11 Trung Quốc di chuyển cách oanh tạc cơ chiến lược B-52 Mỹ ở khoảng cách 3 m trong đêm 24/10.
Bích Ngân