+
Aa
-
like
comment

Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam ‘lột xác’ với radar của Su-27SM3

16/11/2019 17:35

Nếu được nâng cấp giữa vòng đời với radar N001VE-Pero trang bị cho tiêm kích Su-27SM3 thì năng lực không chiến của Su-30MK2 Việt Nam sẽ tăng vọt so với hiện nay.

Hiện nay tiêm kích đa năng Su-30MK2 chính là chiến đấu cơ mạnh nhất của Không quân Việt Nam, nó đảm nhiệm được cả vai trò tác chiến không đối không lẫn không đối đất/đối hải thông qua các loại vũ khí dẫn đường chính xác.

Sức mạnh của máy bay chiến đấu Su-30MK2 nằm ở tổ hợp ngắm bắn đa nhiệm SUV-VEP, bao gồm radar điều khiển hỏa lực N001VEP, đi kèm tổ hợp trinh sát quang điện tử OLS-30.

Trong đó radar N001VEP có phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không là máy bay cỡ lớn vào khoảng 150 km, phát hiện được tàu sân bay và xuồng cao tốc từ cự ly tương ứng 250 km và 70 km. Radar của Su-30MK2 có thể theo dõi 10 mục tiêu và điều khiển tên lửa tiêu diệt 2 mục tiêu (1 xa 1 gần) cùng lúc.

Tiem kich Su-30MK2 Viet Nam 'lot xac' voi radar cua Su-27SM3
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam

Trước yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, vấn đề nâng cao năng lực tác chiến không đối không cho tiêm kích Su-30MK2 là khá cấp thiết, đáng tiếc rằng phương tiện này không lắp được radar N011M BARS của Su-30MKI, trong khi Nga nhất quyết không lắp radar N035 Irbis cho Su-30 để giữ thị phần cho Su-35.

Mặc dù vậy, Nga cũng đưa ra gói nâng cấp rất đáng quan tâm dành cho Su-30MK2 đó là tích hợp cho nó radar mảng pha quét thụ động (PESA) N001VE-Pero, đây là khí tài trang bị cho các tiêm kích Su-27SM3 nâng cấp đang phục vụ trong Không quân Nga.

Tiem kich Su-30MK2 Viet Nam 'lot xac' voi radar cua Su-27SM3
Phiên bản nâng cấp của tiêm kích Su-30MK với radar N001VE-Pero được Nga giới thiệu

Theo thông báo của nhà sản xuất, radar N001VE-Pero có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện máy bay tiêm kích được tăng lên 190 – 200 km so với 150 km đối với máy bay cỡ lớn của N001VEP nguyên bản.

Bên cạnh đó, phiên bản Su-30MK2 hiện đại hóa còn được nâng cấp máy tính trung tâm BTsVM-486-2M thông qua việc thay thế các thiết bị điện tử thế hệ mới có tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều, giúp giảm thời gian xử lý đi kèm với tăng cường mức độ tin cậy.

Hiện nay lô 4 tiêm kích Su-30MK2 đầu tiên được Không quân Việt Nam tiếp nhận vào năm 2004 đã chuẩn bị đến thời hạn nâng cấp giữa vòng đời, nếu được hiện đại hóa theo cấu hình mà Nga giới thiệu với radar N001VE-Pero thì năng lực không chiến của Su-30MK2 đã có thể tiệm cận với Su-30MKI hay Su-30SM.

Tùng Dương/Đất Việt

Bài mới
Đọc nhiều