+
Aa
-
like
comment

Tiêm kích F-35: “Con quái vật” tàng hình, đỉnh cao công nghệ Mỹ

02/11/2019 08:04

F-35A không phải là vô ảnh mà là nó được khoác “một chiếc áo” đặc biệt khiến các hệ thống radar, tên lửa phòng không hoặc máy bay chiến đấu của đối phương rất khó phát hiện ra nó.

Tiêm kích F-35: "Con quái vật" tàng hình, đỉnh cao công nghệ Mỹ

Làm thế nào bạn có thể “hô biến” một chiếc máy bay chiến đấu có chiều dài 51 feet, chiều rộng 35 feet, trang bị động cơ 43.000 pound lực đẩy?

Chắc chắn là không thể! Không có một phép thuật màu nhiệm nào lại có thể làm cho một vật thể có kích thước khổng lồ như vậy biến mất được.

Tiêm kích F-35A Lightning II của Mỹ không phải là vô ảnh mà là nó được khoác “một chiếc áo” đặc biệt khiến các hệ thống radar, tên lửa phòng không hoặc máy bay chiến đấu của đối phương rất khó phát hiện ra nó.

Thuật ngữ chuyên ngành gọi chiếc áo đặc biệt này là công nghệ tàng hình và tất nhiên phải cần tới tay nghề khéo léo của các kỹ sư trình độ cao.

Tiêm kích F-35: Con quái vật tàng hình, đỉnh cao công nghệ Mỹ - Ảnh 1.
F-35A được bảo dưỡng tại Căn cứ không quân Eglin, Florida, tháng 8/2015. Ảnh: US Air Force

“Bạn không thể tiêu diệt mục tiêu nếu bạn không tiếp cận được nó. Bạn cũng không thể tiếp cận được mục tiêu nếu bạn bị bắn hạ”, Francis Annett, thuộc Phi đội Bảo dưỡng Số 388 chia sẻ.

“Nhờ công nghệ tàng hình, F-35A có thể thực hiện các sứ mệnh trên không mà hầu hết các máy bay khác đều không thực hiện được. Các phi công phải hiểu được tầm quan trọng trong nhiệm vụ của họ. Chúng tôi dạy họ mọi cách thức sử dụng máy bay”.

Cần phải kết hợp nhiều vật liệu và công nghệ để tạo ra khả năng tàng hình cho F-35A: Các đường nét và đường viền sử dụng trong thiết kế vỏ ngoài máy bay, các tấm composite và các bộ phận tạo nên thân máy và vật liệu hấp thụ radar bao phủ toàn bộ chiếc tiêm kích này.

Tất cả những yếu tố trên góp phần làm chệch hướng hoặc hấp thụ sóng radar của kẻ thù và khi kết hợp với chiến thuật của phi công nữa sẽ giúp F-35A sống sót trong không gian tác chiến của đối phương.

Trong suốt quá trình bay, lớp sơn bên ngoài hoặc lớp phủ của bất kỳ máy bay nào cũng có thể bị bào mòn do ma sát, do thời tiết, bụi bẩn, lỗi và kể cả chuyển động bình thường của không khí.

F-35A cũng có một số bảng thiết kế thường xuyên được gỡ bỏ hoặc mở ra trên hành trình đường bay để bảo trì định kỳ và sử dụng tới hơn 5.000 ốc vít giữ các tấm thân. Tất cả những thứ này, khi bị mòn, đều có khả năng hạn chế khả năng tàng hình của máy bay.

Đội bay kỹ thuật sẽ kiểm tra và đánh giá lớp sơn phủ, các đường nối và bảng điều khiển của máy bay sau mỗi chuyến bay, tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể dẫn đến tăng khả năng hấp thụ sóng radar, ghi lại mọi hư hại và ưu tiên sửa chữa ngay tại phi đội.

theo Trí Thức Trẻ

Bài mới
Đọc nhiều