+
Aa
-
like
comment

Thụy Điển chính thức thừa nhận chính sách ‘miễn dịch cộng đồng’ thất bại

07/06/2020 08:39

Ông Anderson Tegnell chuyên gia dịch tễ, Cố vấn y tế của chính phủ Thụy Điển thừa nhận chính sách “miễn dịch quần thể” của nước này đã thất bại.

Sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở châu Âu, thuật ngữ ‘miễn dịch quần thể’ đã xuất hiện và được một số học giả, truyền thông phương tây thần thánh hoá nó…

Tuy nhiên sau 3 tháng, người ta đã mất niềm tin vào “miễn dịch quần thể” (hay còn gọi là “miễn dịch cộng đồng”), dịch bệnh COVID-19 đã nằm ngoài tầm kiểm soát ở Mỹ và châu Âu, trái với “thuyết phương Tây ưu việt” mà họ đã tuyên truyền trong nhiều năm.

Thụy Điển chính thức thừa nhận chính sách 'miễn dịch quần thể' thất bại - 1
Ngày 3/6, ông Anderson Tegnell (trái) chuyên gia dịch tễ, Cố vấn y tế của chính phủ Thụy Điển thừa nhận chính sách “miễn dịch quần thể” của Thụy Điển đã thất bại. (Ảnh: Heraldbulletin)

Anh Quốc đã dừng thực hiện “miễn dịch quần thể”. Sau khi thăm dò dư luận, thấy tình hình thực tế không như ý muốn, chính phủ đã bác bỏ chính sách “miễn dịch quần thể”; nhưng có một quốc gia vẫn khăng khăng thực hiện cho đến khi thừa nhận thất bại. Quốc gia này là Thụy Điển ở Bắc Âu.

Theo một nghĩa nào đó, mọi người phải cảm ơn Thụy Điển, nếu không, huyền thoại “miễn dịch quần thể” sẽ vẫn tồn tại.

Theo trang tin Guancha, ngày 5/6, vào ngày 3/6, nhà dịch tễ học và Cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Thụy Điển Anderson Tegnell, đã thừa nhận sai lầm khi trả lời phỏng vấn Đài phát thanh Thụy Điển (SR).

Ông nói: “Nếu biện pháp kiểm soát chặt chẽ được thực hiện ngay từ đầu, sẽ không có nhiều người thiệt mạng như thế”.

Anderson Tegnell là người điều hành chính của chính sách “miễn dịch quần thể” ở Thụy Điển. Ông ta hối hận: “Nếu tôi có thể đưa ra quyết định với các dữ liệu và thông tin được biết như hiện nay, tôi sẽ lựa chọn biện pháp kiểm soát chặt chẽ để cứu được nhiều mạng sống hơn”.

Giờ đây, không biết những người cao rao “miễn dịch quần thể” là “chủ nghĩa nhân đạo cao cả” có tìm được lỗ nẻ để chui vào đó không?

Thành tựu “miễn dịch quần thể” của Tegnell và chính phủ Thụy Điển là như thế nào? Thụy Điển có dân số khoảng 10 triệu người, điều kiện y tế tuyệt vời và trình độ công nghệ dược phẩm sinh học cũng đứng đầu thế giới; là một quốc gia tư bản phát triển và một quốc gia giàu có với hệ thống y tế công cộng hoàn thiện.

Thế nhưng kết quả chống dịch thì sao? Tính đến ngày 5/6, Thụy Điển có 42.939 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và 4.639 người đã tử vong.

Theo tỷ lệ này, có hơn 400 người bị nhiễm trên 1 triệu dân, đây là mức “hàng đầu thế giới”. Nước láng giềng Bắc Âu Phần Lan, với dân số khoảng 5 triệu người, đã áp dụng chính sách phong tỏa, chỉ bị chết 320 người.

Tình hình dịch bệnh ở Thụy Điển đang có xu hướng nghiêm trọng  thêm, riêng ngày 5/6 có thêm 1.056 người bị bệnh với 76 ca tử vong trong vòng 24 giờ.

Hãy nhìn vào một quốc gia có dân số tương tự với Thụy Điển là Cuba, với dân số khoảng 10 triệu người. Đến ngày 5/6, Cuba có 2.133 bệnh nhân được chẩn đoán trên toàn quốc, chỉ 83 người chết.

Cuba còn gửi các đội y tế tới hỗ trợ Italy và Nam Phi chống dịch. Đó là thành tựu trong phòng chống dịch bệnh của Cuba dưới sự phong tỏa hoàn toàn của Hoa Kỳ. Phương Tây và những ai sùng bái họ dĩ nhiên không muốn xem loại so sánh dữ liệu này,

Mặc dù Anderson Tegnell thừa nhận “miễn dịch quần thể” đã thất bại, nhưng với tư cách là một trong những người hoạch định chính sách, ông ta không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Chỉ nhẹ nhàng thừa nhận sai lầm trên phương tiện truyền thông đã là một hành động “tuyệt vời” rồi.

Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần nhắc nhở, các quốc gia không nên thử cái gọi là “miễn dịch quần thể” điều này không chỉ không hiệu quả đối với con người mà cả với thú y.

Thụy Điển chính thức thừa nhận chính sách 'miễn dịch quần thể' thất bại - 2
Người dân Thuỵ Điển vẫn ra đường khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở châu Âu. (Ảnh: CNN)

Tại sao chính phủ Thụy Điển lại lấy mạng sống của người dân để thử nghiệm “khái niệm mới”?

Dù phát biểu với đài SR hay báo Dagens Nyheter (Tin tức hàng ngày), Tegnell đều nói nhiều lần câu: “Nếu như lúc đầu tôi biết… …”.

Ông ta không biết hay không muốn biết? Đầu tháng 3, Thủ tướng Thụy Điển Kjell Stefan Lofven đã công bố chính sách “4 không”: “Không xét nghiệm, không cách ly, không điều trị, không công bố!”.

Sau đó, sau khi được Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Y tế Châu Âu thúc giục, Thụy Điển mới nối lại việc công bố số liệu thống kê, nhưng vẫn khăng khăng “không xét nghiệm, không cách ly, không điều trị”.

Nạn nhân lớn nhất của chính sách “miễn dịch quần thể” này là người cao tuổi và Tegnell ngượng ngùng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Tôi biết những người ở độ tuổi này dễ bị nhiễm bệnh, nhưng tôi không ngờ nó lại nhanh chóng và dễ dàng như vậy”.

Là nhà dịch tễ học chính, bộ não của “chính sách chống dịch” của chính phủ, nhưng ông ta có thể tùy tiện chuyển đổi giữa “biết” và “không biết” theo ý muốn; lẽ nào đây là bộ mặt chân thực nhất của “miễn dịch quần thể”?

Đối với chính phủ Thụy Điển, “miễn dịch quần thể” là chính sách phòng chống dịch bệnh nhàn nhã nhất, tiết kiệm tiền và tiết kiệm sức lực nhất. Người già, yếu và bệnh tật đã chết trong “miễn dịch quần thể” được đào thải một cách tự nhiên. “Không xét nghiệm, không cách ly, không điều trị” có thể tiết kiệm chi phí y tế cao ngất của chính phủ và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.

Vào ngày 19/4, Anderson Tegnell vẫn còn khoe khoang: “Chúng ta đang ở trong thời kỳ bình ổn”, rằng cách làm khác thường của ông đang bắt đầu có hiệu quả.

Vào thời điểm đó, dịch bệnh ở Italy và Tây Ban Nha đang cực kỳ nghiêm trọng, trong khi các trường đại học, phòng tập thể dục, quán cà phê, quán bar và nhà hàng ở Thụy Điển vẫn hoạt động bình thường, chỉ có các cuộc tụ tập hơn 50 người là bị hủy bỏ.

Ông Tegnell còn nói cư dân Stockholm có thể đạt được “miễn dịch quần thể” vào tháng 5 tới và Bộ trưởng Bộ Y tế Thụy Điển cũng đứng ra ủng hộ phương pháp này. Nhưng theo Deutsche Welle của Đức, kết quả nghiên cứu cuối tháng 5 cho thấy chỉ 7.5% người dân Stockholm có kháng thể mà thôi.

Vào thời điểm đó, một số cơ quan truyền thông lớn và trang mạng trên quốc tế và kể cả ở Trung Quốc cũng vẫn bán tín bán nghi: hiện không rõ chiến lược nào cuối cùng sẽ được chứng minh là hiệu quả nhất?

Phương pháp “miễn dịch quần thể” đối với người bình thường là trò chơi bắn súng roulette kiểu Nga. Khi bóp cò, bạn có thể thoát chết, hoặc đầu bạn sẽ vỡ tung.

Vậy vai trò của chính phủ Thụy Điển là gì?

Trường tiểu học nơi công chúa Thụy Điển Estella theo học đã được thông báo đóng cửa từ ngày 5/3, bởi trong trường có người nghi ngờ bị bệnh. Điều này cho thấy chính sách “miễn dịch quần thể” cũng áp dụng tùy người, bởi vì các trường tiểu học và mẫu giáo khác vẫn mở cửa bình thường.

Rõ ràng, có số rất ít người ở Thụy Điển đã không tham gia kế hoạch “miễn dịch quần thể”. Họ có điều kiện xét nghiệm tốt, điều kiện điều trị, điều kiện cách ly. Còn đại đa số những người khẩn cấp cần sự giúp đỡ của chính phủ chỉ có thể chấp nhận đánh bạc, thứ đặt cược là cuộc sống và sức khỏe của chính họ.

Chính phủ Thụy Điển đã đùa với mạng sống của con người, tránh được rắc rối “mở cửa lại nền kinh tế”. Nói một cách đơn giản, đó là bảo vệ được GDP chứ không phải mạng sống của con người.

Người Thụy Điển đang tự lừa dối mình, đến nỗi ngay cả Đan Mạch và Na Uy đã sợ hãi đóng cửa biên giới với họ, trong khi biên giới giữa Đan Mạch và Na Uy vẫn mở cho nhau.

Vì sao Cố vấn y tế Anderson Tegnell có thể chủ đạo cả chính sách phòng dịch của cả một quốc gia? Thực ra đây là cả một vấn đề chính trị nội bộ rất phức tạp…

Ngày 18/5, Anh quốc, quốc gia khởi xướng “miễn dịch quần thể” nhắc nhở Thụy Điển rằng hiệu quả của phương pháp này rất hạn chế! Nhưng Thụy Điển đã không còn có thể dừng lại được, nếu không, chính phủ biết giải thích như thế nào?

Anderson Tegnell hiện thừa nhận rằng “miễn dịch quần thể” đã thất bại, nhưng chỉ nhận sai, không xin lỗi. Ông ta đang giúp chính phủ trốn tránh trách nhiệm. Không phải bản thân chính sách có lỗi, mà chỉ là chúng tôi không biết rằng virus này rất ghê ghớm và xảo quyệt. Người không biết thì vô tội.

Anderson Tegnell nói rằng nếu có thể được làm lại, Thụy Điển sẽ chọn con đường trung gian giữa “miễn dịch quần thể” và “kiểm soát chặt chẽ”. Không biết con đường trung gian đó là gì, nhưng có vẻ ông ta không còn cơ hội để thực hiện nó nữa!

PV/VTC

Bài mới
Đọc nhiều