+
Aa
-
like
comment

Thực hư thông tin “Khẩu trang tái chế từ Trung Quốc vào Việt Nam chứa Covid – 19”

Thế Khoa - 06/08/2020 18:17

Mới đây, trên trang cá nhân của linh mục Nguyễn Huy Hùng – quản xứ Kẻ Gai (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã đăng tải bài viết “Khẩu trang tái chế nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam nghi có chứa Covid. Bà con cẩn thận khi mua”. Kèm theo 4 bức hình người dân khu vực biên giới cõng thùng hàng đóng bằng bìa cát tông có in hình chữ Trung Quốc và 1 bức hình chụp chồng khẩu trang được xếp trong kho không biết ở đâu và từ lúc nào. Vậy sự thật có đúng như những gì mà vị linh mục này chia sẻ khiến dư luận hoang mang trong bối cảnh cả nước đang gồng mình phòng chống dịch?

Thực hư thông tin “Khẩu trang tái chế nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam nghi có chưa Covid – 19”

Thực tế, các hình ảnh mà vị linh mục này sử dụng để minh họa cho bài viết được copy từ bài báo có tiêu đề “Trắng trợn vượt biên trái phép, ngang nhiên cõng hàng lậu” của 2 phóng viên Thông Chí – Cao Nguyên đăng trên báo điện tử Lao Động đăng tải ngày 15/01/2019. Theo như thông tin của bài viết thì những người cửu vạn chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc là các loại trái cây như sầu riêng, hàng khô như hạnh nhân, hạt dẻ cười… Còn từ Trung Quốc về chủ yếu là quần áo, linh kiện điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng.

Trong lúc tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. Một người như linh mục Huy Hùng lại đưa những thông tin sai sự thật liên quan đến dịch Covid – 19 gây hoang mang dư luận không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm xã hội mà còn vi phạm quy định của pháp luật cần được lên án. Đây không chỉ là hành vi sai trái mà còn vi phạm Điều 8, điểm d của Luật An ninh mạng cấm hành vi: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác”. Và Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP mà Chính phủ vừa ban hành vào tháng 4 vừa qua. Theo đó, quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc. Đề nghị cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm vị linh mục Huy Hùng theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.

Hình ảnh bài viết thất thiệt trên trang cá nhân của linh mục Huy Hùng khiến dư luận hoang mang

Được biết, bài viết nhanh chóng được cư dân mạng lan truyền nhanh chóng với hơn 170 nghìn lượt chia sẻ, hơn 6.000 like. Vâng, hơn 170 nghìn “nhà hảo tâm” đấy các bạn! Lấy trung bình là 7.5 triệu đồng cho một lượt tung tin giả thì tính sơ sơ Nhà nước đã được cam kết ủng hộ khoảng MỘT NGHÌN HAI TRĂM BẢY MƯƠI LĂM TỈ ĐỒNG. Xin nhắc lại, 1.275.000.000.000 đồng, đủ sức lo cơm nước cho hơn 600 nghìn đồng bào cách ly trong 14 ngày. Quả là một nghĩa cử cao đẹp!

Tôi nói ra như vậy không phải để đùa giỡn gì, nhưng nếu chúng ta cứ mất tỉnh táo và tin vào những thông tin giả, không rõ nguồn gốc thì biết đâu đấy vào một ngày đẹp trời ta được mời lên phường uống trà đá! Do đó, bạn đọc cần chủ động tiếp cận những thông tin từ các kênh chính thống, không nên chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng, thận trọng, để trang cá nhân, tài khoản mạng xã hội của mình không bị lợi dụng, bị kẻ xấu dẫn dắt vào những thông tin bịa đặt.

Thế Khoa

Bài mới
Đọc nhiều