Thực hiện sai lệch chính sách là vô cùng nguy hiểm
Những ngày gần đây, lùm xùm liên quan đến việc chi trả tiền hỗ trợ của Chính phủ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 tại Thanh Hoá đang thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận. Cũng qua vụ việc này, chúng ta càng thấy rõ hơn hệ quả của việc việc “tham nhũng” chính sách, trục lợi chính sách,t thực hiện sai lệch chính sách là vô cùng nguy hiểm.
Để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, Chính phủ đã thông qua gói hỗ trợ 62.000 tỷ. Trong số này, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000-23.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000-14.000 tỷ từ ngân sách địa phương. Ngoài ra, còn nguồn hỗ trợ gián tiếp qua việc cho phép doanh nghiệp phải giảm 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng. Đây là chính sách thể hiện sự nhân đạo, quan tâm chăm lo trực tiếp cho người dân của Đảng và Chính phủ.
Chính sách là đúng, vậy nhưng đến khi triển khai trên thực tế lại có nhiều điều không được y mong muốn. Gần đây, trên khắp các trang báo đang lan truyền nhanh chóng câu chuyện cán bộ cơ sở đến từng nhà dân để vận động không nhận tiền hỗ trợ. Trong số đó, có không ít hộ gia đình thực sự khó khăn. Điều này dẫn đến viêc dư luận xã hội xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều.
Cảnh giác trước hành vi “trục lợi chính sách” và thực hiện sai lệch chính sách
Có một thực tế đáng buồn là hiện nay, vấn đề trục lợi chính sách và thực hiện sai lệch chính sách diễn ra tại một số địa phương. Hệ luỵ trực tiếp của vấn đề này là người dân không được tiếp cận với sự trợ giúp từ Chính phủ, đồng thời nó khiến cho uy tín, hình ảnh của hệ thốn chính quyền địa phương nói riêng và của Đảng, Nhà nước nói chung bị ảnh hưởng tiêu cực. Nguy hiểm hơn, chính những tiêu cực đơn lẻ này đã bị các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị lợi dụng để thổi phồng, xuyên tạc gây mất an ninh trật tự; đồng thời hướng lái chính trị gây ảnh hưởng tiêu cực đến Đảng, Nhà nước.
Về gói hỗ trợ 62.000 tỷ, trong phiên họp ngày 8/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh hỗ trợ trực tiếp người yếu thế là đúng đắn nhưng khi triển khai cần kịp thời và tránh trục lợi chính sách.
Quay lại với việc cán bộ cơ sở một số địa phương tại Thanh Hoá vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ, trước hết cần nhấn mạnh, đây là lỗi của cán bộ địa phương. Ngay khi báo chí đưa tin về vụ việc, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các sở, ban, ngành làm rõ vụ việc và thực hiện nghiêm túc việc hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.
Tuy nhiên, nhiều đối tượng cơ hội chính trị, trong đó có Việt Tân, đã cố tình hướng lái, xuyên tạc thông tin để chống phá chính quyền. Trước khi chính quyền các cấp thực hiện việc chi trả tiền hỗ trợ cho người dân, các đối tượng này đã nhiều lần xuyên tạc về chính sách hỗ trợ cho người dân của Chính phủ. Các đối tượng xuyên tạc rằng gói hỗ trợ này chỉ là để “mị dân” trong tình hình dịch bệnh. Thậm chí, trong không ít bài viết, các đối tượng này đã rêu rao “muốn nhận tiền hỗ trợ thì lên ti vi mà nhận”. Khi Chính phủ triển khai phát tiền hỗ trợ, các đối tượng cơ hội chính trị không hề đả động gì tiếp. Tuy nhiên đến khi thông tin một số địa phương tại Thanh Hoá vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ, nhóm “kền kền dân chủ” lại như “bắt được vàng”, nhao nhao xỉa xói, xuyên tạc chống phá.
Thực hiện đúng chính sách
Những chuyện trục lợi chính sách, thực hiện sai lệch chính sách đã gây ra nhiều hệ luỵ tiêu cực. Những chuyện dê, bò, tiền, thậm chí là thùng mì tôm hỗ trợ bão lụt… rủ nhau lạc vào nhà quan từng diễn ra gây bức xúc lớn trong dư luận.
Chính sách của Đảng, Nhà nước khi được đưa ra đã có sự nghiên cứu, tính toán một cách chính sách, tỉ mỉ. Các đối tượng được hưởng chính sách là những đối tượng thực sự có nhu cầu. Vì vậy, khi triển khai trên thực tế, chính quyền các cấp cần thực hiện một cách đồng bộ, đúng đối tượng và bảo đảm tính dân chủ để chính sách phát huy hiệu quả, giúp người dân được hưởng lợi từ chính sách.
Hành động không thực hiện hoặc thực hiện sai lệch chính sách được đưa ra đều rất nguy hiểm, tạo ra những hệ luỵ xã hội tiêu cực.
Qua sự việc ồn ào liên quan đến vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ dịch Covid – 19 tại một số địa phương ở Thanh Hoá, một lần nữa chúng ta phải đánh giá lại vấn đề sử dụng và quản lý cán bộ; cần tập trung nâng cao trình độ, chuyên môn của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở – những người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với nhân dân – để tránh các sai sót không đánh có xảy ra, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của chính quyền và làm giảm hiệu của của các chính sách đang được thực thi.
Bảo An
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả