+
Aa
-
like
comment

Thừa nhận sai lầm cũng là một loại dũng khí

LS Lê - 13/11/2021 14:42

Trước những bê bối về vụ việc khởi tố giám đốc bệnh viện Thủ Đức vừa qua, không ít cá nhân và tổ chức chống phá đã lợi dụng sự kiện này để công kích, bôi nhọ bộ máy hành chính ở nước ta. Điển hình như trang mạng Việt Nam Thời Báo (VNTB) với bài viết “Giám đốc bệnh viện rất dễ bị tù tội như của mình”. Một bài viết với cái nhìn chủ quan đầy tiêu cực và hạn hẹp nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm cho an ninh xã hội bởi âm mưu kích động chống phá chính quyền ẩn giấu phía sau.

Giám đốc BV Thủ Đức Nguyễn Minh Quân bị khởi tố vì hành vi chạy án.

Quyền lực càng nhiều thì trách nhiệm càng lớn và con người có bản lĩnh mới thể giữ vững được uy tín lâu dài. Đó chính là lí do việc tuyển chọn cán bộ đầu ngành là công việc vô cùng quy củ và khắt khe. Người không chỉ cần có tài mà phải có đức, phải có uy tín và được đồng nghiệp tín nhiệm. Đặc biệt, khi người đó có sai phạm phải ngay lập tức phê bình và nặng hơn là buộc từ chức, xử phạt theo chế tài nếu có hành vi lạm dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân. Mỗi lần có cán bộ vi phạm, thông tin về vụ việc và lí lịch của cán bộ đều được công khai minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyệt đối không hề có hành vi dung túng, bao che. Đâu phải ai làm sai cũng dám nhận lỗi, giống như các tổ chức chống phá bị vạch mặt biết bao nhiêu lần nhưng đã bao giờ chịu thừa nhận âm mưu đen tối của chúng đâu. Nhưng Chính phủ sai lầm lập tức xin lỗi dân, vi phạm lập tức công khai xử phạt. Điều đó chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự công minh của pháp luật nước ta. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có cơ sở thực tế và pháp lý để tin vào bộ máy hành chính của nước nhà chứ không phải lời bịa đặt của VNTB cũng như các tổ chức chống phá khác.

Luận điệu xuyên tạc của VNTB.

Lòng người là thứ khó lường, nay vậy mai khác là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, làm lãnh đạo không chỉ cần tài năng, đạo đức mà còn cần cả bản lĩnh. Bản lĩnh để có thể từ chối mọi cám dỗ trước mắt. Con người ai mà chẳng có tham sân si nhưng biết kiềm chế hay không thì lại là một câu chuyện khác. Nhưng điều mà chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất chính là những con người không vượt qua nổi chính mình đó sẽ bị loại khỏi bộ máy không sớm thì muộn. Việc lợi dụng quyền lực để trục lợi kinh tế không phải lần đầu chúng ta gặp và bộ máy hành chính của nhà nước nào cũng sẽ có chứ không phải mỗi Việt Nam. Điều quan trọng là ta phải nhìn vào cách mà Chính phủ xử lí vấn đề. Chúng ta lên án sai phạm của lãnh đạo là một chuyện nhưng đồng thời cũng phải công nhận khả năng điều tra của cơ quan chức năng cũng như sự công minh của pháp luật nước nhà.

Làm lãnh đạo đúng là cần tài năng, đạo đức, bản lĩnh và cần cái nhìn mới mẻ, tư duy đổi mới, phát triển thì mới có thể đưa sự nghiệp của bản thân đi xa. Nhưng “đổi mới” trong khuôn khổ chứ không phải “đổi mới” là phủ nhận những giá trị truyền thống và bất mãn với chế độ chính trị của nước nhà. Cơ chế của ta đúng là chặt chẽ mà vẫn có kẻ luồn lách được đó thôi. Nên nếu VNTB bảo chúng ta “cứng nhắc, nhập nhằng, chồng chéo” thì ta càng phải nghiêm ngặt hơn nữa để chặn đầu tất cả những người có ý định lách luật. Những thông tin mà VNTB đưa ra chẳng có ý gì là muốn đóng góp cho nước nhà mà chỉ muốn làm lu mờ thành quả và kích động chống phá mà thôi.

Đối với các công việc của Chính phủ, nhất là công tác nhân sự trong các lĩnh vực cụ thể, điều quan trọng là mỗi người cần phải lắng nghe, tiếp thu những thông tin chính thống, cần chọn lọc thông tin, biết phân tích đúng sai, tránh sự a dua theo những thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Đó không chỉ là quyền lợi mà cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi chúng ta.

LS Lê

Bài mới
Đọc nhiều