Thưa các vị “yêu cây, yêu tôm cá”! Các vị đang ở đâu trong biển lửa Hà Tĩnh?
Hơn 1.000 chiến sỹ bao gồm bộ đội, công an, cảnh sát phòng cháy, dân quân… và cả lực lượng của tỉnh Nghệ An sang ứng cứu hàng trăm hộ dân ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, chiến đấu với giặc lửa giữa cái nắg nóng hơn 40 độ từ trưa qua đến giờ vẫn chưa ngừng nghỉ.
Trong khi cả nước đang đau đáu hướng về Hà Tĩnh – nơi quân và dân ta đang chiến đấu với giặc lửa thì chẳng thấy bóng dáng của các anh hùng bàn phím, những kẻ “dân chủ yêu tôm cá, yêu cây, yêu dân” ở đâu. Đã vậy, một số nhà báo ngồi máy lạnh còn lên mặt đạo đức dạy xã hội, dạy chính quyền phải làm thế nọ thế chai. Có người còn ác miệng bảo “rừng phòng hộ là chiêu trò rút ngân sách, cháy càng tốt, có người còn bảo nguyên nhân tại sao cháy, sao không chuẩn bị từ trước mà phải tới khi cháy mới phòng ngừa”.
Thưa các vị “ăn xổi ở thì”, cho dù một chính quyền có làm tốt cỡ mấy cũng không thể nào đủ lực lượng để mà giám sát tất cả các cánh rừng và tư duy bảo rừng phòng hộ là chiêu trò ăn tiền đó là tư duy ẩu trí của kẻ phá hoại. Ai cũng biết một cây xanh nó che bóng mát chừng nào, ngay cả thảm thực vật thôi cũng quan trọng giữ ẩm, giữ đất, cho nước, chứ đừng nói cả cánh rừng. Thử chặt hết rừng Hồng Lĩnh xem, người dân Nghi Xuân và Hồng Lĩnh sẽ rơi vào cảnh khốn đốn gì? Họ bảo sao không điều trực thăng trong khi xăng tăng có mấy ngàn kêu như cha chết. Và có lẽ không nơi nào như ở Việt Nam báo chí có quyền phán xét hay dạy dỗ phải làm gì, trong khi điểm đầu vào của họ thấp nhất trong các khối, và tấm bằng của họ nếu ném ra ngoài xã hội có chó nó nhận ( xin lỗi các vị làm báo chân chính)
Bộ mặt thật của những kẻ mang danh vì môi trường
Hà Tĩnh luôn là điểm nóng về vấn đề môi trường, mà trong đó nổi bật hơn cả là đám linh mục khoác áo choàng đen như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục luôn hô hào nào là bảo vệ môi trường, biểu tình vì môi trường. Và tôi đang tự hỏi “ Liệu những cánh rừng bị cháy kia có phải là môi trường hay không”. Không một linh mục nào rung chuông huy động giáo dân dập lửa, không một cuộc tuần hành nào vì môi trường cho những khu rừng bị cháy. Bởi vì chúng biết rằng những chỗ đó không thể nào kiếm ăn được, và chúng sẽ không có cớ gì để lên án chính quyền ở những chỗ như vậy. Và chúng ta đã thấy, lao vào lửa mấy ngày qua cũng là những lực lượng mà đám linh mục đội lốt thầy tu gọi “Hèn với giặc ác với dân”. Họ có lẽ chưa một lần biết tới biểu tình vì môi trường, họ chưa một lần lên mạng tỏ rõ lòng yêu nước, nhưng khi đất nước cần họ luôn có mặt.
Những kẻ nghệ sỹ thường ngày khóc gào cho nhà thờ Đức Bà tận Paris nhưng lại câm lặng trước biến cố thiên nhiên của đất nước mình, những kẻ từng ôm cây khóc ở thủ đô chúng còn đang bận lên mạng chửi chính quyền “thiếu dân chủ”. Và hôm nay chúng ta thấy được bộ mặt chúng, chúng chỉ là những ký sinh sống trên đất nước này, nhưng lòng dạ luôn me tây phò mỹ, một sự việc nhỏ nhoi ở nước ngoài chúng khóc như cha chết, nhưng lại thờ ơ vô cảm với ngay chính đồng bào mình đang hoạn nạn.
Nước sông công lính và tình người còn lại
Hễ đất nước lâm nguy, giặc giã bốn phương hay thiên tai hỏa hoạn thì người xông pha trước biển lửa rừng gươm cũng là người lính, họ cũng như tôi cách đây 10 năm về trước, và khi đất nước cần họ phải có mặt. Mười năm trước tôi cũng suýt bị chết cháy trong vụ rừng thông, và ngày đó tôi cũng chả biết yêu nước là cái đéo gì. Lính lác thì nhiệm vụ phải đi thôi và tôi cũng như mọi cậu lính chữa cháy hôm qua hôm kia, chưa biết thể hiện lòng yêu nước như đám thường hô hào trên mạng. Và có lẽ những nấm mồ khắp dãy Trường Sơn trầm mặc kia có lẽ chưa có người nào từng lên tiếng dạy đất nước ntn là lòng yêu nước. Và họ cũng chưa một lần biết ánh đèn điện văn minh, chưa một lần biết biết tới những công nghệ tân tiến sau này, nhưng việc họ ngã xuống để thể hiện lòng yêu nước có lẽ khó đong đếm bằng lời nói được.
Còn lại gì sau trận cháy, rừng cháy có thể phục hồi lại, nhưng điều đọng lại sau trận cháy là tình người. Tình quân dân hòa quyện vào nhau trong lửa nạn nguy nan, dù ngày thường họ mỗi người công việc khác nhau, nhưng khi quê hương thiên tai hỏa hoạn họ xích lại gần nhau hơn ai hết.
Đây là hình ảnh những người chưa bao giờ hô hào “yêu cây”, “yêu môi trường” nhưng mấy ngày hôm nay lại quằn mình chiến đấu với giặc lửa, lăn mình vào đám cháy để dập lửa, ăn vội hộp cơm, thay nhau chợp mắt lăn lóc giữa rừng rồi lại tiếp tục xông vào lửa, giành giật từng tấc rừng Hà Tĩnh.
Đừng có hỏi tôi: bọn “yêu cây”, “yêu cá”, “yêu môi trường”, “lòng đau quặn thắt”, “thuế của dân”… ở đâu nữa!
Thu Huyền