+
Aa
-
like
comment

Thưa các nhà “rân chủ”, Việt Nam chẳng có sự đấu đá nội bộ nào cả!

sông trà - 13/04/2020 16:11

Trong Đảng không được phép có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Không bao giờ thỏa hiệp với những xu hướng bè phái; kiên quyết đấu tranh loại trừ mọi biểu hiện đoàn kết xuôi chiều, dễ người, dễ ta, đoàn kết hình thức, giả tạo, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Việt Nam là đất nước tính ổn định chính trị cao và đội ngũ lãnh đạo luôn giữ được sự đoàn kết, nhất trí cao

Và những gì Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang làm cho thấy chúng ta rất đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ, cũng như rất cương quyết và khôn khéo trong vấn đề ngoại giao ở Biển Đông.

Bàn tròn “tiếm chuyện” của những nhà “rân chủ”

Liên quan đến câu chuyện cuối tháng 3 Việt Nam gửi tới Liên Hiệp Quốc công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông. Trong các diễn đàn trên mạng, dư luận và một số nhà quan sát đưa ra phỏng đoán rằng động thái mới cho thấy trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam, khuynh hướng kiện Trung Quốc về ranh giới trên biển đang thắng thế, còn phe phái bị xem là “thân Tàu” đang yếu thế.

Nhiều nhà “rân chủ” tiếp tục đưa ra nhiều luận điệu mang tính đả kích, xuyên tạc. Rằng, làm sao có thể giữ biển Đông không, trong khi kinh tế – xã hội Việt Nam tiếp tục chao đảo, ngả nghiêng, sự phụ thuộc vào Trung Quốc càng lúc càng lớn. Đảng, nhà nước, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục uốn éo với Trung Quốc nhằm duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của mình?

Hoặc, “trước giờ Việt Nam gần như chưa bao giờ nói gì với Liên Hiệp Quốc về chuyện này cả, bởi vì hiển nhiên rằng Liên Hiệp Quốc đã giao cho Việt Nam quản lý phần Biển Đông này từ năm 1951, sau khi Nhật Bản và một số nước phải làm thủ tục từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”- tri thức “rởm” Hà Hoàng Hợp nói.

Theo những nhà “rân chủ” thì đây chính là lúc mà Việt Nam “cần nói rõ” và có bước đi quyết định trong bối cảnh Trung Quốc đã làm thay đổi hiện trạng quá nhiều ở Biển Đông theo hướng quân sự hóa để chuẩn bị cho chiến tranh.

Nói gì thì nói, Trung Quốc đã thất bại nặng nề trong vụ Philippines kiện trên biển Đông và đã nhận thức được nguy cơ thất bại trong mưu đồ độc chiếm biển Đông nên bằng mọi giá tìm đối sách, kế độc mới, mà những vụ việc vừa qua là minh chứng. Vấn đề là, việc chấm dứt các hành động ngang ngược, vô lối của Trung Quốc ở Hoàng Sa –Trường Sa không phải đơn giản.

Và việc trong nội bộ chính quyền Việt Nam sẽ có những người có quan điểm muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng cũng có những người muốn mềm mỏng hơn, ứng xử khéo léo hơn với Trung Quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là thân Trung Quốc hay chống Trung Quốc và có sự đấu đá nội bộ.

Tinh thần đoàn kết, nhất trí của Việt Nam

Trung Quốc là nước lớn, có tiềm lực, sức mạnh to lớn không ai phủ nhận. Và thực tế với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ đó, cộng với tham vọng bành trướng ở Biển Đông, người Trung luôn tìm mọi biện pháp để thúc đẩy những hoạt động phi pháp của mình, bất chấp luật pháp quốc tế và chủ quyền của các nước láng giềng.

Vì thế, để làm sao Việt Nam vừa bảo vệ được lợi ích của mình trên Biển Đông vừa không tổn hại các lợi ích chính trị và kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc,  đó là vấn đề không đơn giản với những người đứng đầu Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, chứ không phải ở thời điểm hiện tại mới có.

Hơn nữa, Việt Nam sống bên cạnh hàng xóm “khổng lồ” , lại được nhiều siêu cường lớn như Mỹ, Nhật Bản…“để mắt”. Tất nhiên, điều này gây ra cảm nhận không hoàn toàn chính xác từ bên ngoài là trong nội bộ Việt Nam có những nhóm thân Trung Quốc hay thân Mỹ trong vấn đề trên Biển Đông.

Đáng chú ý, năm 2020, tròn 70 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ trong 70 năm ấy giữa hai nước có vui, có buồn, có hữu nghị, có xung đột, thậm chí chiến tranh. Trên thực tế mối quan hệ này đã không suôn sẻ từ hơn bốn chục năm, mặc dù có vẻ hai nước vẫn ôm lấy cái mà Trung Quốc gọi là “đại cục”: Cùng lý tưởng chính trị, cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Vì thế, dù có cố gắng đến đâu cũng không thể phản bác được các bằng chứng lịch sử thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nước biển có thể động nhưng không thể thay đổi sự thật lịch sử rằng Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để cưỡng đoạt Hoàng Sa năm 1974 và một số thực thể ở Trường Sa từ Việt Nam năm 1988.

Dù Trung Quốc có “phát hiện” thêm nhiều di vật lịch sử cũng không thể bác bỏ được chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia khác với vùng biển lân cận theo quy định của UNCLOS 1982. Dù Trung Quốc có thể mạnh, nhưng cũng không thể bẻ cong được luật pháp quốc tế và không thể mua chuộc được dư luận quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng luôn khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Là một quốc gia đi lên từ chiến tranh, đã từng phải chịu nhiều đau thương và mất mát, Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định để phát triển. Chứ không ai mong muốn đất nước rơi vào một tình cảnh của “xã hội dân sự” – mầm mống của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập với những cuộc biểu tình, bạo loạn và kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Với Bác, đoàn kết, thống nhất không chỉ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng; là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của đảng Mác-xít; mà còn là cơ sở để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của Đảng và trong mọi thời điểm của lịch sử đó là vấn đề then chốt, có ý nghĩa sinh tử của tổ chức Đảng; sự sống còn, thành bại, được mất của cách mạng.

Người từng nhắc nhở: Đảng ta tuy có nhiều đảng viên, song khi tiến hành nhiệm vụ cách mạng thì chỉ như một người, trong Đảng không được phép có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Không bao giờ thỏa hiệp với những xu hướng bè phái; kiên quyết đấu tranh loại trừ mọi biểu hiện đoàn kết xuôi chiều, dễ người, dễ ta, đoàn kết hình thức, giả tạo, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.

Riêng vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, “hầu như tất cả” các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đều có quan điểm thận trọng và muốn bảo vệ lợi ích của Việt Nam trước sự lấn tới của Trung Quốc. Việt Nam luôn đoàn kết, thống nhất từ trên xuống dưới, và không phải bây giờ mà đường hướng ngoại giao đã có từ trước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trong từng nói: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền Tổ quốc, giữ vững chủ quyền đất nước nhưng phải đảm bảo hòa bình để phát triển, không phải nhân nhượng vô nguyên tắc mà quan trọng phải giữ vững ổn định… Xảy ra chiến tranh liệu chúng ta có thời gian để họp thế này không? Có thời gian lo chống tham nhũng hay không? Hay trong và ngoài lại cấu kết vào nhau để chống chúng ta”.

Rõ ràng, những gì Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang làm cho thấy chúng ta rất đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ, cũng như rất cương quyết và khôn khéo trong vấn đề ngoại giao ở Biển Đông. Chính vì vậy, hơn bất ai và lúc nào, mỗi người dân không để cho các phần tử xấu kích động gây chia rẽ giữa lãnh đạo với nhân dân.

Bởi, làm sao để đất nước yên bình giữ được độc lập chủ quyền thế mới là giỏi? Và đội ngũ những người đứng đầu Đảng, đất nước hiện đang làm rất tốt điều này.

Sông Trà

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài mới
Đọc nhiều