+
Aa
-
like
comment

Thủ tướng ủng hộ tối đa TP.HCM nguồn kinh phí các dự án giao thông trọng điểm

13/05/2021 13:46

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM kiến nghị Trung ương hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng cho 2 dự án giao thông trọng điểm.

Sáng 13/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo TPHCM về tình hình kinh tế – xã hội 4 tháng đầu năm và giải quyết một số kiến nghị của TP.

   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với UBND TPHCM sáng 13/5 (ảnh: Phạm Nguyễn).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với UBND TPHCM sáng 13/5 (ảnh: Phạm Nguyễn).

Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong kiến nghị hàng loạt vấn đề về nguồn vốn đầu tư trung hạn, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, TP Thủ Đức… Và thông qua rà soát, tự cân đối, UBND TPHCM kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh lại mức vốn dự kiến đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Từ các nguồn vốn đầu tư, thành phố có thể huy động theo đúng khả năng cân đối và nhu cầu là 261.967 tỷ đồng. Trong đó, đối với vốn đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương, kiến nghị Trung ương bố trí đủ kế hoạch trung hạn cho các dự án sử dụng vốn ODA vay lại là gần 43.400 tỷ đồng.

Đối với vốn ngân sách thành phố, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh tăng mức vốn dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 218.576 tỷ đồng.

   Thủ tướng Chính phủ đồng ý với những kiến nghị của TPHCM và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương tháo gỡ những khó khăn (ảnh: Phạm Nguyễn).
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với những kiến nghị của TPHCM và đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương tháo gỡ những khó khăn (ảnh: Phạm Nguyễn).

Bên cạnh đó, để TP Thủ Đức thật sự trở thành động lực tăng trưởng mới cho TPHCM và cả Vùng kinh tế phía Nam, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương phối hợp TPHCM xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách đặc thù đối với  TP Thủ Đức.

TPHCM cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam (theo chấp thuận trước đây của Thủ tướng Chính phủ) để bổ sung công trình xây dựng 4 cầu; nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới vào Dự án BT xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (khu chức năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam theo thẩm quyền quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Đã qua hơn 10 năm nhưng đường Vành đai 3 chỉ mới đưa vào khai thác 1 đoạn dài 16,3km. Đó là đoạn 2 (Tân Vạn – Bình Chuẩn) trùng với cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn (do Bình Dương đầu tư) đã hoàn thành và đưa vào khai thác với quy mô 6/10 làn xe. Các công trình bổ sung nêu trên sẽ được cân đối thanh toán từ khoản kinh phí tiết kiệm được trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng của dự án và từ khoản tiền mà nhà đầu tư phải nộp bổ sung (nếu có) theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khi xác định lại giá trị quyền sử dụng đất của các lô đất đã giao trước đây.

Về quản lý đô thị, UBND TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết ủy quyền cho UBND TPHCM điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chung thành phố tại một số khu vực như xung quanh nhà ga Metro theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông công cộng).

Theo đó, một số khu vực dự án như: khu đất 384,2ha thuộc xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn; khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao (380ha) tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh; khu công viên khoa học và công nghệ, phường Long Phước, thành phố Thủ Đức và các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp thiết, sau đó cập nhật vào quá trình lập, trình thẩm định và phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố.

   Giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ còn nhiều khó khăn được Thủ tướng Chính phủ quan tâm tìm hướng giải quyết (ảnh: Phạm Nguyễn). 
Giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ còn nhiều khó khăn được Thủ tướng Chính phủ quan tâm tìm hướng giải quyết (ảnh: Phạm Nguyễn). 

Đối với các dự án giao thông, do quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư có thay đổi, nên dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài phải thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; đồng thời chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng theo thời gian, cần thiết phải cập nhật.

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài, Chủ tịch UBND TP kiến nghị, sau khi TPHCM trình báo cáo tiền khả thi, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện và đề xuất Chính phủ hỗ trợ 100% vốn ngân sách Trung ương để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án xây dựng đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài (Tây Ninh) theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) có chiều dài 53km, dự kiến tổng vốn đầu tư 13.613 tỷ đồng.

   Quốc lộ 22 - tuyến giao thông độc đạo nối TPHCM với Tây Ninh.
Quốc lộ 22 – tuyến giao thông độc đạo nối TPHCM với Tây Ninh.

Về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, dự kiến phân bổ nguồn vốn ngân sách TPHCM để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong giai đoạn 2021-2023 là 4.130 tỷ đồng. Với đường vành đai 3, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án thành phần 1A (tỉnh lộ 25B – Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây), 1B (Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây – Xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức), dự kiến khởi công trong quý 3/2021, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1A vượt so với cam kết trước đây khoảng 1.800 tỷ đồng.

Đối với dự án thành phần 1A, do nguồn vốn TPHCM hiện gặp nhiều khó khăn nên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bố trí nguồn vốn Trung ương đối với chi phí giải phóng mặt bằng tăng lên (trước đây chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 625 tỷ đồng, gồm 476 tỷ đồng ở phía Đồng Nai và 149 tỷ đồng tại TP Thủ Đức – PV). Đối với dự án thành phần 1B, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm tuyển chọn nhà đầu tư, triển khai khởi công trong quý 3/2021 theo kế hoạch.

   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ủng hộ tối đa các đề xuất của TPHCM để tạo sự thông thoáng về mặt cơ chế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (ảnh: Phạm Nguyễn).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ủng hộ tối đa các đề xuất của TPHCM để tạo sự thông thoáng về mặt cơ chế phục vụ phát triển kinh tế – xã hội (ảnh: Phạm Nguyễn).

Trong khi đó, tuyến Vành đai 4 với chiều dài khoảng 198km, đi qua các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM và Long An, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 100.000 tỷ đồng. UBND TP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì nghiên cứu toàn diện các nội dung về vành đai 4, trong đó có tổng thể phương án, quy mô đầu tư, phân kỳ đầu tư, hình thức đầu tư, kết nối với các tuyến giao thông chính trong vùng; Phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan xem xét có cơ chế hỗ trợ một phần vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho tuyến đường này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2020.

Quốc Anh – Vân Sơn

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều