+
Aa
-
like
comment

Thủ tướng ra công văn khẩn, xăng dầu còn ngặt đến bao giờ?

Công Luân - 04/11/2022 01:25

Cứ tưởng sau phiên điều chỉnh giá ngày 02/11 thì tình trạng khan hiếm, nhỏ giọt xăng dầu sẽ được cải thiện thế nhưng dường như mọi thứ đang đi theo chiều ngược lại. Tại miền Nam người dân phải xếp hàng 30 phút với yêu cầu có sẵn tiền lẻ thì tại miền Bắc người dân phải tiếp nhiên liệu bằng những điểm bán lẻ với giá lên đến hơn 30 nghìn/lít. Hôm 03/11, hàng loạt cây xăng ở miền Bắc tiếp tục đóng cửa, người dân vô cùng lo lắng.

Điệp khúc xăng dầu khan hiếm khiến dư luận rất bức xúc

Thực tế cho đến thời điểm hiện tại không chỉ người dân mà vấn đề thiếu hút xăng dầu đã làm nóng nghị trường. Hàng loạt câu hỏi đặt ra về cung cách điều hành cũng như những điểm nghẽn khiến xăng dầu khan hiếm. Sốt ruột là đúng vì nếu thiếu nhiên liệu thì mọi hoạt động của cuộc sống đều bị ngưng trệ. Kinh tế vốn dĩ đang rất khó khăn do ảnh hưởng từ lạm phát thế giới nay lại phải đối mặt với việc thiếu hụt nhiên liệu thì không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp đều như ngồi trên đống lửa.

Trong bối cảnh đó, thì quả bóng “trách nhiệm” lại được truyền từ hết bộ này sang bộ kia. Bộ Công Thương luôn khẳng định xăng dầu là mặt hàng chiến lược nên quản lý xăng dầu không chỉ là Bộ Công Thương mà còn có sáu bộ ngành và các địa phương. Còn Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi quy định để giao hoàn toàn quản lý xăng dầu về Bộ Công Thương làm một đầu mối. Còn tư lệnh ngành ngân hàng thì phân trần rằng đã cấp tín dụng, cung ứng ngoại tệ cho doanh nghiệp xăng dầu nhưng doanh nghiệp mới chỉ sử dụng khoảng 50% mức tín dụng đã cấp… Mỗi bộ đều có quan điểm riêng!

Rất may mắn trong tình trạng chưa biết quy trách nhiệm ở đâu thì Chính phủ đã lập tức chỉ đạo. Công văn gửi đi rất rõ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Tài chính sớm khắc phục tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ, bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong mọi tình huống. Đặc biệt, yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp phân phối kinh doanh xăng dầu chủ động phối hợp, cân đối từ nguồn sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước.

Ngay sau đó, Bộ Công Thương đã hành động. Bộ yêu cầu các đơn vị đầu mối vốn nhà nước xuất lượng xăng dầu dự trữ thương mại. Lượng xăng dầu dự trữ của Việt Nam đến từ hai nguồn: dự trữ lưu thông của doanh nghiệp và dự trữ xăng dầu quốc gia. Với phần dự trữ lưu thông, theo quy định, các đơn vị đầu mối, phân phối phải đảm bảo lượng hàng dự trữ lưu thông đủ 20 ngày tiêu thụ bình quân của năm liền kề. Lượng hàng dự trữ này là mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh thường xuyên và họ tự bỏ chi phí duy trì tồn kho.

Theo số liệu tới ngày 30/9, dự trữ thương mại của các doanh nghiệp là hơn 1,25 triệu m3 xăng dầu (chưa gồm nguồn từ hai nhà máy lọc dầu, nhập khẩu trong kỳ của các doanh nghiệp). Mức dự trữ này tương đương 74% lượng tiêu thụ bình quân của cả nước trong một tháng. Với số lượng xăng dầu dự trữ hiện tại hy vong cơn khát xăng dầu sẽ được giải quyết phần nào, đủ thời gian để các cơn khát xăng dầu sẽ được giải quyết phần nào, đủ thời gian để các bộ nhanh hơn nữa khẩn trương hơn nữa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Công Luân

Bài mới
Đọc nhiều