+
Aa
-
like
comment

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao vaccine được thực hiện quyết liệt

01/07/2021 23:30

Thủ tướng khẳng định chiến lược vaccine của Việt Nam “rất trúng, đúng, kịp thời, phù hợp với tình hình” và đang từng bước thực hiện hiệu quả.

Hai tỉnh này và Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhưng vẫn đạt kết quả cao về tăng trưởng, thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công. Trên toàn quốc, số liệu thống kê cho thấy kinh tế, xã hội đạt kết quả tốt, dù tình hình 6 tháng đầu năm có nhiều biến động đặc thù hơn so với năm 2020. Các đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 3, 4 với biến thể nguy hiểm hơn.

Thời gian qua, hoạt động ngoại giao vaccine và phòng chống Covid-19 được thực hiện quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo cấp cao tích cực đề cập vấn đề này tại tất cả cuộc tiếp xúc, điện đàm với các nước. Chính phủ sẽ kiên trì mục tiêu kép nhưng không máy móc, cứng nhắc mà căn cứ thực tế mỗi nơi, ở từng thời điểm.

Thủ tướng yêu cầu đơn vị thực hiện thành công chiến lược vaccine; phải tiếp cận, mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất; tổ chức điều phối phù hợp với tình hình. Việc chuyển giao công nghệ và nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước cần được thúc đẩy; tổ chức tiêm vaccine hiệu quả, kịp thời.

Để không “đứt gãy” thị trường lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần có giải pháp khôi phục việc làm ngay tại những nơi có dịch theo phương châm “vừa sản xuất, vừa chống dịch” như kinh nghiệm tại Bắc Ninh, Bắc Giang vừa qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ, ngày 1/7. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ, ngày 1/7. Ảnh: Nhật Bắc

Trong 6 tháng đầu năm, GDP tăng trưởng 5,64%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Kinh tế vĩ mô ổn định; CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 1,47%, thấp nhất trong nhiều năm. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định. Thu ngân sách nhà nước đạt cao, ước tính 57,7% dự toán năm, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 28,4%, nhập khẩu tăng 36,1%, chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Chuyển đổi số được quan tâm và thúc đẩy trong thời gian dịch bệnh. Một số cơ sở dữ liệu lớn đã hoàn thành, như hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoạt động từ 1/7. Thương mại điện tử phát triển mạnh, nhất là hỗ trợ tiêu thụ nông sản, trong đó vải thiều ở Bắc Giang là điển hình.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức như dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường tại một số địa phương, nhất là TP HCM và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra. Khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng…

Nguyên nhân của tình trạng nêu trên được chỉ ra do hai đợt dịch bùng phát với biến chủng virus mới khó kiểm soát, độc lực mạnh hơn. Có nơi còn chủ quan, mất cảnh giác. Nền kinh tế có độ mở lớn, phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu và khu vực FDI.  

Thủ tướng thống nhất với hai kịch bản tăng trưởng cả năm là 6% hoặc 6,5%. Các đơn vị cần có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, hạn chế tình trạng phải “giải cứu”. Thủ tướng dẫn chứng, việc Bắc Giang tiêu thụ hơn 200.000 tấn vải thiều trong dịch bệnh cho thấy “cái khó ló cái khôn”.

Các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực giải quyết nhiệm vụ tồn đọng, kéo dài theo tinh thần “làm việc nào dứt điểm việc đó”. Cụ thể, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông; dự án chống ngập tại TP HCM “đừng để dây dưa, kéo dài”. Kỳ thi THPT quốc gia cần được tổ chức nghiêm túc, an toàn, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh và người nhà.

Viết Tuân

Bài mới
Đọc nhiều