+
Aa
-
like
comment

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, chúc Tết Tân Sửu tại Đà Nẵng

12/02/2021 12:16

Tờ Khabaronline của Iran mới đây đã cho đăng tải một bài viết đáng chú ý ca ngợi chính sách ngoại giao của Việt Nam với tiêu đề “Chính sách đối ngoại của Việt Nam dưới ánh sáng của trường phái ngoại giao tre Việt Nam”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: TTXVN)

Bài viết được nhận định bởi học giả Abed Akbari, một nhà nghiên cứu, giáo viên kiêm giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu đối ngoại quốc tế Tehran.

Ông Abed đã miêu tả Việt Nam đã xây dựng được một trường phái ngoại giao kiệt xuất với sự độc đáo riêng dựa trên sự vận dụng sáng tạo của những nguyên lý cơ bản của ngoại giáo quốc tế tiếp nối truyền thống và bản sắc dân tộc về đối ngoại. Đồng thời tỉnh táo lựa chọn những thế mạnh của nền văn hóa toàn cầu và những triết lý tiến bộ của thời đại để áp dụng đối với Việt Nam.

Học giả cũng đi sâu vào phân tích về bài phát biểu Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối thoại Toàn quốc. Về chủ đề kiến tạo và phát triển quan hệ đối ngoại Việt Nam hiện tại, ông tin rằng nó chứa đầy những lời khuyên và những định hướng chính sách đối ngoại dựa trên tinh thần khoa học và thực tiễn là những lời khuyên và những giải pháp vô cùng bổ ích cho chính sách đối ngoại tương lai của Iran.

Ông Abed nhìn nhận bài phát biểu của Tổng Bí Thư giống như một bài giảng toàn diện giúp các sinh viên trong ngành quan hệ quốc tế Iran có thể làm quen với các yêu cầu của việc thiết kế và hình thành nên những ý tưởng riêng cũng như những chiến lược riêng cho chính sách đối ngoại của Iran sắp tới.

Theo vị học giả, nếu muốn tóm tắt toàn bộ bài phát biểu này trong một câu, Việt Nam muốn gói gọn mọi thứ bằng cụm từ “ngoại giao cây tre”, như một phép ẩn dụ cho sự phản kháng đồng thời linh hoạt và dễ thích nghi trong chính sách đối ngoại; tôn vinh và tôn trọng quốc gia và quốc tế, phát huy bản sắc dân tộc để thúc đẩy vị thế toàn cầu, tiến bộ và phát triển bền vững, tác động đến tình hình khu vực và mang tính quốc tế hơn trong lĩnh vực quan hệ toàn cầu.

Tác giả bài viết, Abed Akbari, một nhà nghiên cứu, giáo viên kiêm giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu đối ngoại quốc tế Tehran.

“Đây không phải là sự mâu thuẫn, mà là khả năng kết hợp khả năng và năng lực của một quốc gia và lý tưởng của quốc gia đó với một sự hài hòa đáng trân trọng. Chiến lược chung được đề xuất đằng sau ý tưởng này là nhằm mục đích, lý tưởng xây dựng và nâng cao sức mạnh quốc phòng, tạo tinh thần quyết tâm và động lực cho toàn bộ hệ thống chính trị”, tác giả nhận định.

Một điểm quan trọng khác trong bài phát biểu là nhấn mạnh đến việc sử dụng năng lực của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân trong và ngoài nước Việt Nam được coi là điều tất yếu để kết nối ngày càng bền chặt hơn với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Vấn đề này là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia đi đầu và chúng ta luôn chứng kiến những phản ánh, dấu hiệu tích cực, hiệu quả của nó trong các lĩnh vực đầu tư, nâng cao tín dụng và uy tín, thu hồi nguồn lực tài chính, tạo thuận lợi cho truyền thông và mở đường cho sự phát triển bền vững. Việc cư dân nước ngoài của một quốc gia được coi là có khả năng ảnh hưởng và kết nối nhiều hơn về văn hóa, kinh tế và chính trị với thế giới, cho thấy tầm nhìn xa của những nhà lãnh đạo của Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, trên các tài liệu quốc tế về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế, hình ảnh Việt Nam luôn gắn liền với cuộc chiến tranh trường kỳ nhưng đồng thời cũng là sự kháng cự đáng ngưỡng mộ trước các siêu cường. Khi nhắc đến Việt Nam, suy nghĩ đầu tiên và nhân viên quan hệ quốc tế nghĩ đến sẽ là một quốc gia thân thiện, luôn sẵn sàng làm bạn, một nền kinh tế năng động và đang phát triển dựa trên sự hợp tác quốc tế toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp nối truyền thống và bản sắc dân tộc về đối ngoại, ngoại giao và văn hóa, đồng thời tiếp thu có ý thức những thế mạnh của văn hóa thế giới và những triết lý tiến bộ của thời đại, Việt Nam đã xây dựng một trường học xuất sắc và độc đáo trong quan hệ đối ngoại và ngoại giao. Một truyền thống có cội rễ bền chặt, thân cây chắc khỏe, cành cây dẻo dai, đủ sức che chở cho những nguy cơ quốc gia, khu vực và quốc tế của đất nước trong thời đại đầy biến động của những nguy cơ truyền thống và mới, và danh tiếng đáng khen ngợi trên trường thế giới về một con người kiên nhẫn, ngoan cường, cần cù và sáng tạo.

Đồng thời, tác giả bài viết cũng nêu bật lên những thành tựu ngoại giao của Việt Nam trong đó là việc nhấn mạnh những thành tựu trong 2 tháng qua đã biến Việt Nam trở thành một tâm điểm được sự quan tâm của toàn thế giới đã mang lại cho Việt Nam không chỉ những lợi ích kinh tế mà cả những lợi ích chính trị, an ninh và quốc phòng.

Nhìn vào những hoạt động ngoại giao nhộn nghiệp của Việt Nam trong hai tháng gần đây cho thấy tất cả thế giới đang quan tâm và theo dõi Việt Nam không phải về một cuộc chiến nào đó mà về vai trò vị thế của họ cả về kinh tế chính trị và nền quốc phòng các quốc gia phương Tây như Mỹ, Liên minh Châu Âu đến các quốc gia Phương Đông gồm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga hay Australia đều đang cố gắng tất cả hơn nữa các mối quan hệ thắt chặt với Việt Nam.

Akberi kết luận con đường mà Việt Nam đã chọn trong lĩnh vực đối ngoại và quan hệ quốc tế hiện nay rõ ràng là một thành công rực rỡ là một thành tựu rất đáng trân trọng, có thể chứa đựng nhiều bài học lớn cho các quốc gia khác nhau trên thế giới, đặc biệt là đối với Iran quốc gia đã rất nhiều những lệnh cấm vận và Trừng Phạt chưa từng có của Hoa Kỳ và thế giới phương Tây.

Tuệ Ngô

Tags:
Bài mới
Đọc nhiều